Cận cảnh vị trí được đề xuất xây dựng “Đại lộ và cảnh quan” ven sông Hồng

Admin
Với chiều dài 22 km mỗi bên, rộng từ 4 đến 6 làn xe, liên danh Đèo Cả - Văn Phú vừa đề xuất nghiên cứu dự án “Xây dựng Đại lộ và cảnh quan” chạy song song đê sông Hồng. Vị trí tuyến đường và các khu đất bãi sông phục vụ dự án vừa được xác định.
Cận cảnh vị trí được đề xuất xây dựng “Đại lộ và cảnh quan” ven sông Hồng- Ảnh 1.

Liên danh Tập đoàn Đèo Cả - Văn Phú vừa cho biết, đã đề xuất kế hoạch chi tiết và toàn diện cho dự án “Xây dựng Đại lộ và cảnh quan ven sông Hồng” lên UBND TP Hà Nội. Phạm vi dự án được nghiên cứu nằm ngoài đê - khu vực bãi sông.

Cận cảnh vị trí được đề xuất xây dựng “Đại lộ và cảnh quan” ven sông Hồng- Ảnh 2.

Với vị trí đường đi của tuyến được đề xuất là không đi trùng đê sông Hồng hoặc đường Âu Cơ - Nghi Tàm hiện nay, mà đường dự án đi dọc bãi sông ở hai bên.

Cận cảnh vị trí được đề xuất xây dựng “Đại lộ và cảnh quan” ven sông Hồng- Ảnh 3.

Ảnh chụp tại bãi sông khu vực phường Tứ Liên, Hà Nội - vị trí trục đại lộ sẽ đi qua, sau đó kết nối với cầu Chương Dương ở phía xa và đi tiếp.

Cận cảnh vị trí được đề xuất xây dựng “Đại lộ và cảnh quan” ven sông Hồng- Ảnh 4.

Khi qua nội thành Hà Nội trục đại lộ sẽ kết nối với các nút giao lớn và các cầu qua sông như Nhật Tân, Tứ Liên, Chương Dương, Vĩnh Tuy, Thanh Trì....

Cận cảnh vị trí được đề xuất xây dựng “Đại lộ và cảnh quan” ven sông Hồng- Ảnh 5.

Tuy nhiên, tại vị trí đường dẫn cầu Vĩnh Tuy ở nội thành, do quỹ đất khu vực phía ngoài sông hạn hẹp, chủ yếu là nhà dân nên để xây dựng đại lộ đi qua và kết nối với cầu Vĩnh Tuy đang là câu hỏi lớn về tính khả thi.

Cận cảnh vị trí được đề xuất xây dựng “Đại lộ và cảnh quan” ven sông Hồng- Ảnh 6.

Tương tự, ở bờ sông phía Đông Anh và Long Biên, khi đi qua khu vực cầu Long Biên, Chương Dương, quỹ đất phía ngoài bãi sông cũng hạn hẹp và chủ yếu là nhà dân nên phương án thiết kế đại lộ đi qua đây đang thu hút sự quan tâm lớn của dư luận.

Cận cảnh vị trí được đề xuất xây dựng “Đại lộ và cảnh quan” ven sông Hồng- Ảnh 7.

Vị trí bãi sông từ khu vực phường Tứ Liên chạy dài về phía cầu Thăng Long, Hồng Hà (đầu tuyến)

Cận cảnh vị trí được đề xuất xây dựng “Đại lộ và cảnh quan” ven sông Hồng- Ảnh 8.

Để thực hiện dự án, liên danh nhà đầu tư đề xuất, UBND TP Hà Nội cho huy động, sử dụng khoảng 7.800 ha đất ở các bãi sông, trong đó có bãi giữa giáp cầu Long Biên (mũi tên). Ngoài xây dựng tuyến đường, liên danh cho biết, các phần đất này sẽ xây dựng cụm công viên cây xanh, vui chơi giải trí, các công trình mang tính biểu tượng của Thủ đô.

Cho ý kiến về đề xuất đại lộ cảnh quan trên, một số chuyên gia quy hoạch nêu quan điểm: Xem thông tin và phối cảnh vị trí dự kiến xây dựng hai trục đại lộ thì dự án đã nằm trọn trong hành lang thoát lũ và hành lang bảo vệ đê điều (sông Hồng). Hơn nữa, ngoài làm hai trục đường, dự án còn khai thác, sử dụng đến các quỹ đất ở hành lang ven sông, ven đê rất lớn, lên đến khoảng 7.800 ha.

“Như vậy đề xuất dự án đã “dính” vào hành lang thoát lũ và hành lang bảo đê điều của Luật Đê điều, nhưng chưa thấy nhà đầu tư đưa ra hướng giải quyết, tháo gỡ khi đề xuất sử dụng đất bãi sông chưa phù hợp với cơ sở pháp lý là Luật Đê điều hiện nay" - chuyên gia nói.