Nghệ thuật đương đại qua lăng kính đô thị: Khi phố “có hồn”

Admin
Giữa tốc độ đô thị hóa chóng mặt ở Việt Nam như hiện nay, “thổi hồn” vào không gian sống là một ý tưởng táo bạo và tiên phong, bắt kịp xu hướng các đô thị đương đại trên thế giới.
Nghệ thuật đương đại qua lăng kính đô thị: Khi phố “có hồn”- Ảnh 1.

Trước khi đảm nhận vai trò giám đốc sáng tạo tại Masterise Homes, đạo diễn Việt Tú – một doanh nhân trong lĩnh vực nghệ thuật - đã là gương mặt quá quen thuộc của công chúng yêu nghệ thuật, từng thành công với nhiều dự án văn hóa nghệ thuật gắn liền đời sống đô thị. Trong khi đó, đại diện Masterise, Giám đốc khối Marketing Thi Anh Đào cũng từng là đại diện Việt Nam đầu tiên được tạp chí Campaign Asia – Pacific vinh danh trong Top 40 Women to Watch của khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong lĩnh vực truyền thông – tiếp thị. Hãy cùng họ chia sẻ những gì đang diễn ra tại khu đô thị được quy hoạch chuẩn quốc tế và được kỳ vọng là một trong những biểu tượng của Đông Nam Á.

Triết lý "đô thị vị nhân sinh" dẫn lối cho các giá trị bền vững của đô thị đương đại

Nằm ở vị trí kim cương của khu Đông, không ngạc nhiên khi The Global City được định vị là Trung tâm mới của TP. HCM. Bà có thể chia sẻ về tầm nhìn và phương thức mà Masterise đang phát triển The Global City để hiện thực hóa định vị trên?

Bà Thi Anh Đào: Trong suốt hai thập kỷ qua, đô thị hóa tại Việt Nam đã chứng kiến sự chuyển dịch đáng kể về ưu tiên: từ việc chỉ đáp ứng nhu cầu cơ bản đến việc tạo ra những tiện ích thiết yếu. Cách đây 10 năm, 20 năm, người ta chỉ nói về không gian nhà ở. Có nhà rồi thì lại quan tâm đến tiện ích. Đến bây giờ, khi tiện ích trở thành thứ cơ bản, bắt buộc phải có, như bệnh viện, trường học, siêu thị, người ta lại tìm kiếm những giá trị cao hơn… như không gian sống hay tiện ích.

Nghệ thuật đương đại qua lăng kính đô thị: Khi phố “có hồn”- Ảnh 2.

Tại Masterise, chúng tôi xem triết lý "vị nhân sinh" là cảm hứng cốt lõi khi xây dựng đô thị – nghĩa là mọi thiết kế đều xoay quanh con người và các nhu cầu của họ. Điểm cốt lõi của triết lý này là tạo ra một không gian nơi cư dân có thể tìm thấy mọi thứ họ cần trong vòng 15 phút đi bộ. Từ một tách café buổi sáng, sắm một bộ cánh dự tiệc đến việc thư giãn, dạo bước giữa thiên nhiên: tất cả những gì anh cần trong cuộc sống hằng ngày thì trong 15 phút đi bộ anh phải có. Đó không chỉ là tiện ích mà còn là cảm giác gắn kết và thuộc về một cộng đồng bền vững, nơi con người và thiên nhiên cùng chung sống hài hòa.

Vấn đề phát triển khu đô thị là câu chuyện dài hơi mang tính chiến lược, có thể nói là chuyện trăm năm ở mỗi quốc gia và chuyện đời người tại mỗi gia đình. The Global City có gì khác biệt để có thể thỏa mãn kỳ vọng của thị trường, thưa bà?

Bà Thi Anh Đào: Điểm khác biệt lớn nhất của The Global City chính là tầm nhìn tiên phong trong quy hoạch đô thị hiện đại thông qua việc tìm hiểu thực địa và nghiên cứu sâu rộng với các chuyên gia hàng đầu trên thế giới về lĩnh vực này. Đây vốn là điều chưa được đầu tư một cách bài bản và chiến lược ở các dự án BĐS tại Việt Nam khi chúng ta chỉ đơn thuần là xây dựng những khu dân cư thông thường phụ thuộc hoàn toàn vào cảm tính và ý tưởng của mỗi nhà phát triển. Ở dự án này chúng tôi chú trọng vào sự hài hòa giữa thiết kế hiện đại và các giá trị bền vững, đa dạng. Sự tham gia từ đầu của Foster + Partners "gã khổng lồ" của kiến trúc đô thị thế giới tại The Global City – là một minh chứng sống động của tầm nhìn chiến lược này.

Nếu một dự án chỉ có vài tòa nhà thì rất đơn giản. Thường thì mỗi dự án như thế sẽ định hình một phong cách sống nào đó, phù hợp với nhóm người nào đó. Tuy nhiên, khi phát triển đô thị thì lại khác. Một khu đô thị phải đáp ứng sự đa dạng về phong cách sống, về nhu cầu và hơn hết nó cần là một điểm đến đúng nghĩa. Người yêu thể dục thể thao thì thích lối sống năng động, tốt cho sức khỏe, người mê tiệc tùng náo nhiệt thì thích nơi sôi động, trung tâm, nhiều tiện ích giải trí, mua sắm, người yêu sự tĩnh lặng thì lại muốn không gian phải riêng tư, thanh bình, gần gũi với thiên nhiên.

Nghệ thuật đương đại qua lăng kính đô thị: Khi phố “có hồn”- Ảnh 3.

Chúng tôi cũng đặc biệt chú trọng đến việc bảo tồn các yếu tố tự nhiên và lịch sử địa phương ở mỗi dự án mà chúng tôi phát triển. Bảo tồn là yếu tố ở Việt Nam mình chưa thấy nói nhiều, nhưng lại là yếu tố luôn phải có trong các thiết kế đô thị đặc trưng trên thế giới. Nó thể hiện phần "hồn" của mảnh đất, và ở The Global City, việc bảo tồn hiện diện ở mọi nơi, từ cách chúng tôi bảo tồn cảnh quan bờ sông đến việc gìn giữ cây đa cổ thụ ở lõi trung tâm như trái tim của khu đô thị. Điều này thể hiện sự tôn trọng với di sản bản địa và tạo ra một dòng chảy văn hóa xuyên suốt cho dự án, đảm bảo một cuộc sống "có hồn" cho cư dân.

Khía cạnh bảo tồn nói trên có bao gồm việc đưa các giá trị nghệ thuật vào không gian đô thị, như cách bà và đội ngũ của mình đang triển khai tại The Global City? Sức hút của nghệ thuật là không bàn cãi, nhưng chuyện đưa nghệ thuật vào phát triển đô thị đòi hỏi tính phù hợp nhất định thì mới có thể tạo ra sự đột phá về mặt giá trị. Bà nghĩ sao về điều này?

Bà Thi Anh Đào: Ở một góc độ nhất định, cũng có thể xem việc đưa nghệ thuật vào không gian sống là một khía cạnh của bảo tồn, vì nghệ thuật nói cho cùng cũng chính là lăng kính phản chiếu cuộc sống con người. Vài người bạn nói với tôi khi đến The Global City, đặc biệt là khu phố SOHO, tự nhiên họ cảm thấy gần gũi mà không biết tại sao. Đến lúc nghe giải thích, họ mới ồ lên: à hóa ra là như vậy. Khi ở trong một căn nhà có bóng dáng câu chuyện gốc rễ của mình: những đặc trưng của phố xá Saigon xưa, những ký ức tuổi thơ, sắc màu đô thị bản địa,.. tự nhiên sẽ thấy ấm áp, khác với việc anh ở trong ngôi nhà sang trọng, hào nhoáng nhưng cảm giác trống trải, xa lạ. Tôi cho rằng, giá trị của phần "hồn" đô thị nó nằm ở đó.

Nghệ thuật đương đại qua lăng kính đô thị: Khi phố “có hồn”- Ảnh 4.

Lúc đầu mình thấy bất ngờ vì sao các kiến trúc sư quốc tế lại có thể tinh tế để lồng ghép văn hoá đô thị Việt Nam vào thiết kế The Global City, nhưng sau này mới hiểu rằng ở các quốc gia phát triển, bảo tồn lịch sử, văn hóa nghệ thuật để nó trở thành một dòng chảy xuyên suốt trong lòng đô thị là điều kiện không thể thiếu làm nên một khu đô thị bền vững. Chưa kể, căn bản đây cũng là một cách gia tăng giá trị cho chính khu đô thị đó. Rõ ràng là chất lượng đời sống của người dân phải được nâng cao tới mức nào thì người ta bắt đầu quan tâm đến văn hóa nghệ thuật, cần nghệ thuật. Cho nên nghệ thuật cũng là yếu tố thúc đẩy, làm tăng chất lượng dân cư, từ đó gia tăng tiềm năng của toàn khu. Tất nhiên, tính phù hợp là yếu tố cốt lõi. Như anh thấy, tại The Global City, chúng tôi đang "thổi hồn" vào đô thị thông qua những không gian nghệ thuật đường phố rất gần gũi với người Việt. Các bức tượng điêu khắc với những chủ đề như Trốn tìm, Mùa sinh sản hay Zungzangzungze đều là những câu chuyện, hình ảnh, trò chơi dân gian mà người Việt nào cũng quen thuộc. Cộng hưởng chất sống thành thị quốc tế từ những Balcony Show mỗi cuối tuần, các pop-up store độc lạ phong cách Âu-Mỹ,… The Global City đang dần hiện lên như một khu đô thị thú vị và tràn đầy sức sống.

Nghệ thuật đương đại qua lăng kính đô thị: Khi phố “có hồn”- Ảnh 5.

Nghệ thuật đang trở thành một cấu phần tất yếu của quy hoạch đô thị

Với bà Thi Anh Đào thì The Global City là câu chuyện của "đô thị vị nhân sinh" với điểm nhấn đưa giá trị nghệ thuật vào không gian đô thị đương đại. Nhưng với một người làm nghệ thuật như ông Nguyễn Việt Tú, cơ duyên nào lại khiến ông có mặt trong hành trình phát triển đô thị tại The Global City?

Ông Việt Tú: Với tôi, cơ duyên tham gia vào phát triển đô thị hiện đại tại The Global City xuất phát từ tầm nhìn của Masterise rằng một dự án đô thị muốn thành công và bền vững phải thông qua cách triển khai bài bản và khác biệt. The Global City đã thuyết phục tôi bởi tầm nhìn "đô thị vị nhân sinh," nơi văn hóa, nghệ thuật không chỉ là điểm nhấn mà còn trở thành linh hồn của không gian sống.

Tôi và Thi Anh Đào có chung quan điểm về phát triển đô thị xuất phát từ trải nghiệm học tập và làm việc ở nước ngoài, chứng kiến cách những dự án lớn tại các thành phố quốc tế kết hợp giữa nghệ thuật và quy hoạch để tạo nên sức hút độc đáo. Ngoài ra, dự án còn có sự tham gia của giám tuyển nghệ thuật danh tiếng Ace Lê, thành viên từ nhà đấu giá nghệ thuật danh giá Sotheby và Lân Tinh Foundation.

Tôi tin rằng, nếu mô hình như trái tim thương mại Soho, Art Ave được nhân rộng, không chỉ đời sống tinh thần mà cả giá trị văn hóa, nghệ thuật và kinh tế tại các khu đô thị Việt Nam sẽ được nâng tầm. Điều đó khiến tôi quyết định có mặt trong hành trình đặc biệt này tại The Global City.

Với con mắt và góc nhìn của một người làm nghệ thuật, ông đánh giá như thế nào về xu hướng và sức ảnh hưởng của nghệ thuật đương đại trong đời sống đô thị hiện nay?

Ông Việt Tú: Trong suốt gần 25 năm đặt chân tới các đô thị hiện đại ở Mỹ, châu Âu hay châu Á, nghệ thuật đang trở thành một cấu phần tất yếu trong việc tạo ra điểm đến cho đô thị cũng như làm tăng giá trị bất động sản. Điều này không chỉ là xu hướng, mà đã là một cách làm đã được khẳng định. Các tạp chí hàng đầu thế giới cũng nhận định rằng bất động sản và nghệ thuật giờ đây là hai cấu phần không thể tách rời.

Nghệ thuật đương đại qua lăng kính đô thị: Khi phố “có hồn”- Ảnh 6.

Tại The Global City, nghệ thuật không chỉ mang lại giá trị thẩm mỹ cho kiến trúc mà còn góp phần tạo nên những điểm đến có hàm lượng văn hoá cao. Điều này không chỉ tốt cho cư dân, du khách, mà còn mang lại lợi ích lớn cho địa phương, khi đời sống văn hóa, tinh thần và vật chất đều được nâng lên một tầm cao mới. Đây chính là cách nghệ thuật đang ảnh hưởng và định hình phong cách sống tại các khu đô thị hiện đại.

Ông có thể chia sẻ cách mà ông đang cùng nhà phát triển Masterise hiện thực hóa hành trình mang nghệ thuật vào đô thị, "thổi hồn" cho The Global City?

Ông Việt Tú: Bài toán ban đầu của nhóm chúng tôi là phát triển một khu phố kiểu mẫu với yêu cầu đơn giản nhưng cũng đầy thách thức: làm thế nào để phát triển một tuyến phố mang tính chất độc bản, mang lại những không gian sống chưa từng có với điểm nhấn chính là văn hoá, nghệ thuật. Và cho đến giờ phút này, sự đón nhận của cộng đồng chính là minh chứng cho thấy rằng chúng tôi đang đi đúng hướng.

Tuy nhiên, điều quan trọng không chỉ nằm ở những thành công bước đầu, mà là tầm nhìn dài hạn cho dự án. Cùng với Masterise Homes, chúng tôi hiểu rằng việc xây dựng một đô thị thực sự sống động và bền vững đòi hỏi những nỗ lực vượt xa các mục tiêu ngắn hạn.

Hiện tại, để tạo sự chú ý và sức sống cho khu phố, chúng tôi đã mang đến nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật xuyên suốt quý 4/2024 với tư duy triển khai khác biệt hoàn toàn với các dự án khác: chú trọng vào sự tinh tế, tính kết nối có chiều sâu, với mục tiêu bước đầu là tạo ra những trải nghiệm sống và cách trải nghiệm không gian sống khác biệt cho cư dân đô thị.

Nghệ thuật đương đại qua lăng kính đô thị: Khi phố “có hồn”- Ảnh 7.

Để làm được điều đó, chúng tôi đã và đang xây dựng một đội ngũ có định hướng lâu dài, đồng thời thực hiện các quy hoạch chi tiết nhằm hiện thực hóa tầm nhìn dài hạn này. Tôi tin rằng, khi tất cả các yếu tố được gắn kết hài hòa, The Global City sẽ không chỉ là một dự án bất động sản, mà còn là một biểu tượng mới về thành công của quy hoạch đô thị hiện đại, thông qua sự giao thoa giữa nghệ thuật, văn hóa và cuộc sống đô thị tại Việt Nam.