Chi Hội Luật gia Bộ Tư pháp: Phát huy thế mạnh về xây dựng chính sách pháp luật

Trong năm 2024, Chi hội Luật gia Bộ Tư pháp đã được giao soạn thảo và tham gia đóng góp nhiều ý kiến quan trọng vào các văn bản quy phạm pháp luật.

Tích cực soạn thảo, đóng góp ý kiến vào các dự thảo luật

Năm 2024, đội ngũ hội viên thuộc Chi hội Luật gia Bộ Tư pháp đã phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành trong công tác tham mưu xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp luật; bám sát chủ trương, định hướng của Đảng, các Nghị quyết của Quốc hội, sự chỉ đạo của Chính phủ.

Cùng với đó, Chi hội cũng phối hợp chặt chẽ với bộ, ngành trong việc lập đề nghị, trình Chính phủ xem xét trình Quốc hội thông qua các Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.

Các hội viên đã tích cực tham gia ý kiến vào nhiều văn bản do Bộ Tư pháp chủ trì và do các Bộ, ban, ngành Trung ương, Hội Luật gia Việt Nam gửi trong đó có những văn bản có nội dung và vai trò quan trọng.

Chi Hội Luật gia Bộ Tư pháp: Phát huy thế mạnh về xây dựng chính sách pháp luật- Ảnh 1.

Đội ngũ hội viên Chi hội Luật gia Bộ Tư pháp đã tham gia tích cực vào công tác tham gia xây dựng chính sách, pháp luật.

Có thể kể đến như: Dự thảo Luật Trợ giúp pháp lý (sửa đổi); Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi); Dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi); Dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi); Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi);… cùng các văn bản hướng dẫn thi hành các bộ luật, luật mới được Quốc hội ban hành từ tháng 1/2014 đến tháng 6/2024.

Đặc biệt, các hội viên Chi hội đã tích cực tham mưu để Bộ Tư pháp tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 43 về nâng cao chất lượng công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tăng cường hiệu quả thi hành pháp luật.

Bên cạnh đó, công tác tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý cũng được triển khai mạnh với nội dung tư vấn là những điểm mới về các luật và trợ giúp pháp lý hoặc những vụ việc có tính chất điển hình.

Công tác truyền thông trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý ngày càng được chú trọng, giúp các đối tượng thuộc diện được trợ giúp pháp lý đặc biệt đối tượng là người nghèo, người dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, người thuộc đối tượng chính sách và những nhóm người yếu thế trong xã hội tiếp cận nhanh hơn đối với dịch vụ này.

Từ đó, người dân có cơ hội tiếp cận với pháp luật, nâng cao hiểu biết về pháp luật, chủ động tham gia vào các quan hệ pháp luật và có thể tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân cũng như thực hiện quyền được trợ giúp pháp lý theo quy định.

Trợ giúp pháp lý cho hơn 2.700 vụ việc

Trong năm qua, công tác tham gia tư vấn giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật và theo quy định của Điều lệ Hội; tham gia hòa giải ở cơ sở; Tham gia tiếp công dân…cũng được Chi hội Luật gia Bộ Tư pháp triển khai hiệu quả.

Hội Luật gia tỉnh Điện Biên đẩy mạnh công tác hòa giải cơ sởHội luật gia Bình Dương khéo léo lồng ghép tuyên truyền pháp luật

Từ ngày 1/1/2024 đến ngày 10/6/2024, cả nước đã có 158 vụ việc trợ giúp pháp lý thuộc lĩnh vực hình sự được một số cơ quan báo chí đưa tin có nội dung liên quan đến người thuộc diện trợ giúp pháp lý trong tố tụng, trong đó có nhiều vụ việc được dư luận xã hội quan tâm.

Các vụ việc đều đã được các Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước chủ động tiếp cận để thực hiện trợ giúp pháp lý kịp thời, đúng quy định.

Trong khoảng thời gian trên, cả nước đã thụ lý 12.045 vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng (trong đó có 8.448 vụ việc bào chữa, 3.597 vụ việc bảo vệ) và có 9.656 vụ việc kết thúc (trong đó có 6.737 vụ việc bào chữa, 2919 vụ việc bảo vệ).

Tất cả các vụ việc thẩm định, đánh giá đều đạt chất lượng khá trở lên. Số vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng thành công là: 2.746 vụ việc gồm cả vụ bào chữa và vụ việc bảo vệ.

Link nội dung: https://tiepthigiadinhvietnam.com/chi-hoi-luat-gia-bo-tu-phap-phat-huy-the-manh-ve-xay-dung-chinh-sach-phap-luat-a41795.html