Tiết kiệm “sương sương” cũng được tiền tỷ, vẫn dư tiền mua vàng nhờ làm đúng 1 việc

Chuyện tiết kiệm thực ra không khó như nhiều người vẫn nghĩ, đương nhiên, chỉ khi chúng ta biết cách.

"Phải tiết kiệm mới được".

Bước sang năm mới, có lẽ, đó là mục tiêu mà không ít người đặt ra. Tuy nhiên, mục tiêu là một chuyện, thực tế ra sao lại là chuyện khác. Có người tiết kiệm thành công, thậm chí còn "vượt KPI"; nhưng cũng có người giật mình thảng thốt vì cả năm chẳng tiết kiệm được mấy, dù mục tiêu có chi tiết đến đâu.

Chuyện tiết kiệm có thể dễ với người này, nhưng lại là thách thức cực lớn với người khác. Vậy đâu là yếu tố làm nên sự khác biệt?

Sổ tiết kiệm "sương sương" 10 con số, vẫn dư tiền mua vàng!

Nếu cần động lực tiết kiệm, hãy thử vào các cộng đồng, hội nhóm chia sẻ kinh nghiệm quản lý chi tiêu, bạn sẽ "gặp" được không ít người tiết kiệm thành công, giống như 3 cô gái dưới đây.

Thu nhập khá cao - 74 triệu/tháng, tài sản hiện có khoảng 1,9 tỷ đồng bao gồm cả tiền mặt tiết kiệm lẫn vàng, nhưng cô vợ này vẫn không ngừng băn khoăn: "Liệu có thể cắt giảm thêm khoản chi nào, để tăng tỷ lệ tiết kiệm lên hay không?".

Tiết kiệm “sương sương” cũng được tiền tỷ, vẫn dư tiền mua vàng nhờ làm đúng 1 việc- Ảnh 1.

Các khoản chi tiêu hiện tại của gia đình không có gì để chê

Hoặc như cô gái 30 tuổi còn độc thân này, tài sản có cả tiền mặt, chứng khoán và sổ đỏ. Công tâm mà nói, không phải ai cũng có thể làm được như vậy khi 30 tuổi, đặc biệt lại là chẳng có sự hậu thuẫn, hỗ trợ của chồng hay người thân.

Tiết kiệm “sương sương” cũng được tiền tỷ, vẫn dư tiền mua vàng nhờ làm đúng 1 việc- Ảnh 2.

Kiếm 50 triệu/tháng nhưng chỉ tiêu 15 triệu, còn lại để tiết kiệm, đầu tư

Dù mỗi người một hoàn cảnh, một mục tiêu khác nhau trong vấn đề tài chính, nhưng có thể thấy cả 2 cô gái phía trên đều có 1 điểm: Không ngừng suy nghĩ, hoạch định tiền bạc cho hiện tại và tương lai. Người thì tìm cách tối ưu chi tiêu, người lại lo đầu tư, tiết kiệm để mua nhà.

Không ít người thường nghĩ rằng thu nhập cao thì chi tiêu thoải mái, chẳng cần lo nghĩ. Đương nhiên, điều đó cũng đúng phần nào, thu nhập tốt thì việc cân đối chi phí cơ bản, tiền đầu tư - tiết kiệm, sẽ có phần bớt eo hẹp, nhưng cũng không vì thế mà "vung tay quá trán".

Suy cho cùng, dù thu nhập ở mức nào đi chăng nữa, cũng phải chi tiêu hợp lý, tuân thủ kỷ luật tiết kiệm thì mới có dư được. Bí quyết tiết kiệm, kể ra thì dông dài, nhưng điều quan trọng nhất cũng là điều cơ bản nhất: Biết tối ưu, quản lý chi tiêu.

Không làm được điều ấy, thu nhập vài trăm triệu/tháng, cũng chưa chắc có dư được.

Học được gì từ cách quản lý chi tiêu, tiết kiệm từ 2 chia sẻ phía trên?

1 - Tiết kiệm trước, chi tiêu sau

Nguyên tắc này, có lẽ, nhiều người đã biết nhưng lại có suy nghĩ coi thường hoặc trì hoãn "cứ tiêu đã, tiết kiệm tính sau". Bởi vậy nên mãi chẳng tiết kiệm được.

Tiết kiệm “sương sương” cũng được tiền tỷ, vẫn dư tiền mua vàng nhờ làm đúng 1 việc- Ảnh 3.

Ảnh minh hoạ

Nếu để ý, bạn sẽ thấy 2 cô gái phía trên đều áp dụng nguyên tắc này: Lương về là trích ngay 1 khoản để gửi tiết kiệm hoặc mua vàng. Sau đó, cân đối chi tiêu của cả tháng với số còn lại. Làm như vậy, có muốn tiêu hoang cũng không được.

2 - Không ngừng tìm cách tối ưu chi tiêu

Thu nhập hơn 70 triệu/tháng, chỉ tiêu 39 triệu, hiện có 1,6 tỷ tiết kiệm cùng 3 cây vàng nhưng vẫn không ngừng suy nghĩ "liệu có thể cắt giảm chi tiêu thêm nữa không?" hoặc "làm gì để tiền đẻ ra tiền?". Đây chính là sự khác biệt của người tiết kiệm thành công và những người vật vã mãi vẫn chẳng dư đồng nào.

Chính cách tư duy này khiến họ không bị rơi vào bẫy lạm phát lối sống. Thay vì nghĩ tới việc tiêu tiền, chi tiền khi thu nhập tăng, họ lại quan tâm đến việc tăng tỷ lệ tiết kiệm hoặc tìm cách đầu tư để tiền sinh lời.

3 - Không "bỏ hết trứng vào một giỏ"

"Không bỏ hết trứng vào một giỏ" là nguyên tắc khá phổ biến của những nhà đầu tư. Bằng cách để vốn vào nhiều loại hình đầu tư khác nhau, chúng ta có thể dàn trải rủi ro và tránh bị động khi có biến cố tài chính.

Với số tiền để dành được mỗi tháng, bạn có thể phân bổ chúng làm 4 phần: Gửi tiết kiệm dài hạn, xây dựng quỹ dự phòng, mua vàng, đầu tư.

Tùy vào mục tiêu cũng như khẩu vị rủi ro mà tỷ lệ của 4 khoản trên có thể khác nhau. Nhưng việc phân bổ số tiền dư ra mỗi tháng vào 4 khoản ấy vừa giúp bạn có tài sản dài hạn (vàng), vừa có nguồn tiền sinh lời (gửi tiết kiệm, đầu tư) và vừa có tiền đề phòng những tình huống cấp bách, đột xuất (dự phòng).

Link nội dung: https://tiepthigiadinhvietnam.com/tiet-kiem-suong-suong-cung-duoc-tien-ty-van-du-tien-mua-vang-nho-lam-dung-1-viec-a45665.html