Ngày 18/1, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Hội Nhà báo
Các đại biểu tham gia lễ trao giải Báo chí "Búa liềm vàng - Nghệ An năm 2024".
Đây cũng là năm giải Búa liềm vàng - Nghệ An bước sang mùa giải thứ 8 và tiếp tục nhận được sự đồng lòng, ủng hộ của mọi tầng lớp nhân dân cùng với sự cố gắng nỗ lực của đội ngũ phóng viên báo chí.
Những vấn đề "nóng", nhiều chủ đề về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức, kiểm tra, phòng chống tham nhũng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, luận điệu xuyên tạc, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng... được phát hiện, khai thác, ghi đậm hành trình "dấn thân" trong tác nghiệp của những người làm báo.
Các tác phẩm báo chí góp phần tích cực trong việc củng cố niềm tin của cán bộ, Đảng viên, nhân dân đối với Đảng, giúp cho cấp ủy, tổ chức Đảng làm tốt vai trò lãnh đạo, định hướng trong cán bộ, Đảng viên và dư luận xã hội, góp phần làm trong sạch, vững mạnh tổ chức Đảng.
Phát biểu tại lễ trao giải, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Lê Hồng Vinh chúc mừng sự thành công của giải "Búa liềm vàng - Nghệ An năm 2024" và chúc mừng các tác giả, tập thể đã tham dự và đạt giải năm nay.
Chủ tịch UBND tỉnh trân trọng ghi nhận sự đóng góp của rất nhiều phóng viên, biên tập viên, lãnh đạo các cơ quan báo chí - những người đóng góp trực tiếp, gián tiếp trên "mặt trận" thông tin, tuyên truyền.
Trong năm 2025, Chủ tịch UBND tỉnh cũng mong rằng các nhà báo, phóng viên sẽ tiếp tục tích cực tìm tòi, phát hiện được nhiều đề tài đúng, trúng, thể hiện tình cảm với Đảng, với nhân dân, với quê hương bằng những hành động cụ thể, thiết thực, bằng những tác phẩm báo chí xây dựng Đảng chất lượng cao, để giải "Búa liềm vàng – Nghệ An" ngày càng mạnh lên cùng với sự phát triển của tỉnh nhà.
Giải "Búa liềm Vàng - Nghệ An" năm nay có 122 tác phẩm tham gia dự giải; trong đó, ban tổ chức đã lựa chọn được 42 tác phẩm xuất sắc; có 4 tác phẩm chuyên đề được tôn vinh, trao giải, đồng thời lựa chọn tham dự Giải Búa liềm vàng toàn quốc lần thứ IX, năm 2024.
Phóng viên Nguyễn Anh Ngọc của Tạp chí Đời sống và Pháp luật đã xuất sắc đạt giải Ba với loạt bài phóng sự "Để giảm nghèo bền vững, phải khơi gợi nỗ lực của đồng bào dân tộc thiểu số".
Nghệ An có nhiều đặc thù về đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nên công tác xóa đói, giảm nghèo được các cơ quan triển khai thực hiện đồng bộ.
Thời gian qua, việc thực hiện các chế độ, chính sách được cấp ủy, chính quyền các cấp từ tỉnh đến huyện, xã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai tổ chức thực hiện tốt. Công tác xóa đói, giảm nghèo được chú trọng quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện đồng bộ.
Đối với cơ chế huy động, phân bổ, sử dụng, lồng ghép nguồn lực thì đến ngày 30/6/2022, Nghệ An là 1 trong 6 tỉnh đầu tiên trong cả nước ban hành Nghị quyết của HĐND tỉnh về kế hoạch phân bổ vốn và cơ chế huy động, lồng ghép các nguồn vốn thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021- 2025 và năm 2022 trên địa bàn tỉnh.
Tuy nhiên, để giảm nghèo bền vững, chính sách giảm nghèo phải theo hướng hỗ trợ có điều kiện, từng bước xóa bỏ chính sách "cho không", phát huy nội lực vươn lên thoát nghèo của người dân và cộng đồng.
Phóng viên đã vượt hàng trăm cây số, đến các mô hình của người dân miền núi là các Đảng viên, người già có uy tín để ghi nhận, hoàn thành phóng sự 3 kỳ về hành trình thoát nghèo bền vững, đăng tải trên ấn phẩm giấy Đời sống và Pháp luật.
Loan Nguyễn
Link nội dung: https://tiepthigiadinhvietnam.com/phong-vien-doi-song-va-phap-luat-dat-giai-ba-giai-bao-chi-bua-liem-vang-nghe-an-a45924.html