Hàng trăm người mặc cổ phục, tái hiện Tết Hà Nội xưa qua nhiều tuyến phố: Cảnh tượng đẹp giữa thủ đô khiến ai cũng phải trầm trồ!

Sáng 19/01 (20 tháng Chạp), hàng trăm người mặc áo dài qua các con phố Đào Duy Từ - Ô Quan Chưởng - phố Hàng Chiếu - phố Hàng Giầy - Đền Bạch Mã - phố Hàng Buồm - phố Tạ Hiện và cùng tập trung ở Đình Kim Ngân.

Hàng trăm người mặc cổ phục, tái hiện Tết Hà Nội xưa qua nhiều tuyến phố: Cảnh tượng đẹp giữa thủ đô khiến ai cũng phải trầm trồ!- Ảnh 1.

Từ hơn 7h sáng ngày 19/01 (20 tháng Chạp), đoàn diễu hành với hàng trăm người cùng áo dài truyền thống, khởi hành từ Ngôi nhà di sản tại số 87 phố Mã Mây và di chuyển qua các tuyến phố cổ kính và những di sản của Thủ đô, hướng về đình Kim Ngân tại số 42 phố Hàng Bạc. Đây là hoạt động do Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp cùng các đơn vị, cá nhân tổ chức.

Hàng trăm người mặc cổ phục, tái hiện Tết Hà Nội xưa qua nhiều tuyến phố: Cảnh tượng đẹp giữa thủ đô khiến ai cũng phải trầm trồ!- Ảnh 2.

Hàng trăm người mặc cổ phục, tái hiện Tết Hà Nội xưa qua nhiều tuyến phố: Cảnh tượng đẹp giữa thủ đô khiến ai cũng phải trầm trồ!- Ảnh 3.

Hàng trăm người mặc cổ phục, tái hiện Tết Hà Nội xưa qua nhiều tuyến phố: Cảnh tượng đẹp giữa thủ đô khiến ai cũng phải trầm trồ!- Ảnh 4.

"Bách hoa bộ hành" Tết 2025 là một sự kiện văn hóa độc đáo chào đón Xuân Ất Tỵ 2025. Hoạt động này tập trung vào việc nâng cao nhận thức cộng đồng về tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, đồng thời góp phần vào sự phát triển của thương mại, dịch vụ, du lịch và quảng bá hình ảnh cho khu vực hồ Hoàn Kiếm, khu phố cổ và toàn thành phố Hà Nội.

Hàng trăm người mặc cổ phục, tái hiện Tết Hà Nội xưa qua nhiều tuyến phố: Cảnh tượng đẹp giữa thủ đô khiến ai cũng phải trầm trồ!- Ảnh 5.

Không đơn thuần chỉ là sự kiện diễu hành, "Bách hoa bộ hành" còn mang trong mình hy vọng bảo tồn và phát huy giá trị của cổ phục Việt - một biểu tượng của sự tinh tế, sáng tạo và tài hoa trong nghệ thuật thủ công của dân tộc. Sự kiện này cũng thu hút và tiếp cận gần hơn đến giới trẻ và nhận được sự quan tâm lớn từ công chúng.

Hàng trăm người mặc cổ phục, tái hiện Tết Hà Nội xưa qua nhiều tuyến phố: Cảnh tượng đẹp giữa thủ đô khiến ai cũng phải trầm trồ!- Ảnh 6.

Hàng trăm người mặc cổ phục, tái hiện Tết Hà Nội xưa qua nhiều tuyến phố: Cảnh tượng đẹp giữa thủ đô khiến ai cũng phải trầm trồ!- Ảnh 7.

Hàng trăm người mặc cổ phục, tái hiện Tết Hà Nội xưa qua nhiều tuyến phố: Cảnh tượng đẹp giữa thủ đô khiến ai cũng phải trầm trồ!- Ảnh 8.

Hàng trăm người với nhiều loại áo dài truyền thống diễu hành trên các tuyến phố trong gần 3 tiếng đồng hồ, thu hút sự chú ý của người dân sống quanh các tuyến đường mà đoàn diễu hành đi qua và cả các du khách quốc tế đang có mặt tại Hà Nội vào dịp này.

 

 

Hàng trăm người mặc cổ phục, tái hiện Tết Hà Nội xưa qua nhiều tuyến phố: Cảnh tượng đẹp giữa thủ đô khiến ai cũng phải trầm trồ!- Ảnh 9.

Đoàn rước lễ dừng chân trước khu vực Ô Quan Chưởng, đây là những di tích mang đậm các dấu ấn về "cửa ô" của kinh thành Thăng Long xưa.

Hàng trăm người mặc cổ phục, tái hiện Tết Hà Nội xưa qua nhiều tuyến phố: Cảnh tượng đẹp giữa thủ đô khiến ai cũng phải trầm trồ!- Ảnh 10.

Cuối hành trình, đoàn diễu hành tập trung tại sân Đình Kim Ngân (Hàng Bạc). Tại đây diễn ra các hoạt động lễ dâng Thành Hoàng, lễ dựng cây nêu ngày Tết và diễn xướng dân gian mừng Xuân mới

Hàng trăm người mặc cổ phục, tái hiện Tết Hà Nội xưa qua nhiều tuyến phố: Cảnh tượng đẹp giữa thủ đô khiến ai cũng phải trầm trồ!- Ảnh 11.

Hoạt động viết thư pháp với bốn chữ "Kỷ nguyên vươn mình" với mong muốn một kỷ nguyên mới, trong đó người dân Việt Nam đầy đủ, hạnh phúc, sung túc. Văn hóa đi cùng với hơi thở của dân tộc, tạo nên một bước chuyển mình trong thế hệ mới. Tấm vải này sẽ được treo lên cây nêu được đặt trước đình Kim Ngân.

Hàng trăm người mặc cổ phục, tái hiện Tết Hà Nội xưa qua nhiều tuyến phố: Cảnh tượng đẹp giữa thủ đô khiến ai cũng phải trầm trồ!- Ảnh 12.

"Bách hoa bộ hành" được ví như một rừng hoa rực rỡ với hàng trăm bộ trang phục từ các triều đại như Lý, Trần, Lê, Nguyễn... được trình diễn qua các tuyến phố, tạo nên bức tranh đầy sắc màu của văn hóa Việt. Sau sự thành công vào các năm từ 2022-2024, "Bách hoa bộ hành" 2025 nhận được sự quan tâm ngày càng lớn từ cộng đồng, cùng những nỗ lực không ngừng nghỉ, cổ phục Việt đang từng bước lấy lại vị thế của mình trong văn hóa Việt Nam, cùng với đó là sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của nhiều nhóm nghiên cứu cùng các sự kiện ý nghĩa liên quan đến cổ phục trên toàn quốc.


 

Link nội dung: https://tiepthigiadinhvietnam.com/hang-tram-nguoi-mac-co-phuc-tai-hien-tet-ha-noi-xua-qua-nhieu-tuyen-pho-canh-tuong-dep-giua-thu-do-khien-ai-cung-phai-tram-tro-a46021.html