Còi báo động kêu, dự án khoan sâu 640m dừng thi công gấp, nhưng 8 phút sau nhiệm vụ bất khả thi thành công lớn, kho báu lộ diện

Dùng công nghệ cao để đào kho báu sâu 640m dưới lòng đất.

Theo SCMP, cuộc cách mạng AI đang mang lại lợi nhuận kỷ lục cho một mỏ than ở Trung Quốc. Tại cao nguyên Hoàng Thổ, tỉnh Thiểm Tây – nơi khai thác than từ lâu vốn gắn liền với lao động cực nhọc và điều kiện nguy hiểm, mỏ Dahaize đang làm thay đổi cục diện cả ngành công nghiệp.

Được vận hành bởi Tập đoàn Than Quốc gia Trung Quốc, mỏ “kho báu đen” này vẫn tăng trưởng mạnh mẽ ngay cả khi giá than lao dốc, đạt mức biên lợi nhuận ròng ấn tượng 40% trong năm 2024.

Theo ông Liang Yunfeng – Giám đốc điều hành mỏ và là kiến trúc sư của cuộc chuyển đổi – thành công của Dahaize bắt nguồn từ một quyết định táo bạo: đặt cược vào cuộc cách mạng tự động hóa bằng AI. Ban đầu bị xem là viển vông và không thể thực hiện, nhưng chính công nghệ đã đưa Dahaize vượt xa mọi giới hạn truyền thống.

Nhờ trí tuệ nhân tạo và hệ thống giám sát phủ sóng 5G, Dahaize được Hiệp hội Than Quốc gia Trung Quốc vinh danh là mỏ than thông minh nhất từng được xây dựng. Trải rộng trên diện tích 266 km², sở hữu trữ lượng lên tới 3,2 tỷ tấn, mỏ này đạt sản lượng 20 triệu tấn mỗi năm – bỏ xa mọi mỏ than ngầm khác tại quốc gia đông dân nhất thế giới.

Kể từ khi đi vào hoạt động năm 2023, mỏ Dahaize vận hành với chỉ 980 kỹ sư – một lực lượng nhân sự tối thiểu so với các mỏ truyền thống. Họ giám sát đội ngũ robot kết nối 5G, hệ thống đào hầm tự động và các thuật toán AI điều phối gần như toàn bộ quy trình, từ khai thác đến bốc dỡ than lên các toa tàu. Theo ông Liang Yunfeng, mỗi công nhân tại đây hiện tạo ra sản lượng tương đương gần 1 triệu USD mỗi năm.

Ở độ sâu 640 mét dưới lòng đất, hoạt động khoan, giám sát rất khó khăn. Thậm chí, hệ thống báo động báo liên tục vì nhiệt độ tăng cao khiến công trường phải tạm dừng. Do đó, việc ứng dụng công nghệ là rất cần thiết.

Theo đó, tại độ sâu hơn 600 mét, các máy cắt được điều hướng bằng AI, tích hợp công nghệ định vị quán tính và lidar – hệ thống “phát hiện và đo khoảng cách bằng ánh sáng” – giúp cắt vỉa than với độ chính xác đến từng milimet, đồng thời liên tục điều chỉnh đường cắt theo thời gian thực để tránh các khu vực ngập nước.

Đáng chú ý, việc kiểm tra toàn bộ đường hầm trong thời gian ngắn là nhiệm vụ không thể, thường các kỹ sư sẽ phải làm việc này trong nhiều giờ đồng hồ. Tuy nhiên, nhiệm vụ này là hoàn thành chỉ trong 8 phút nhờ máy bay không người lái.

Trong khi đó, các cánh tay robot xử lý việc sửa chữa ống dẫn và nhiều nhiệm vụ khác. Các xe tải tự hành, được dẫn đường bởi hệ thống định vị ngầm, len lỏi qua những đường hầm mịt mù bụi để vận chuyển than đến các nhà máy rửa ứng dụng AI, nơi chỉ một công nhân có thể xử lý tới 1.100 tấn than mỗi ngày.

Ngoài ra, trong khai thác khoáng sản than, Trung Quốc còn sử dụng cỗ máy công nghệ. Như mỏ than Hongliulin tại Thiểm Tây (Trung Quốc) có trữ lượng lớn, một cỗ máy cơ khí được tung ra gồm hai chiếc đĩa lớn được trang bị hàng tá răng kim loại bắt đầu quay trên một bức tường than rắn chắc, bụi và những khối than đen bóng tung ra.

Công nghệ này đã giúp giảm số lượng công nhân dưới lòng đất và thuận lợi khai thác bề mặt than tới độ dài kỷ lục 450m. Mỗi ngày, các đĩa quay này khai thác khoảng 35.000 tấn than, đây là một con số khổng lồ.

Bên cạnh đó, dưới mặt đất là một mê cung các đường hầm nơi các công nhân đi vào bằng xe van và xe tải, di chuyển hàng km trên đường dốc thoải. Khoảng hai đến ba mét dọc theo mặt than là các camera mạch kín được kết nối với các trạm cơ sở 5G, công nghệ này giúp các mỏ để tự động hóa hệ thống.

Tại mỏ than Hongliulin, hơn 2.700 thiết bị khai thác dưới lòng đất được kết nối với mạng để truyền ảnh, video và dữ liệu vận hành lên mặt đất. Thợ mỏ thực hiện các cuộc gọi video với người quản lý, thậm chí có thể lướt mạng xã hội trong thời gian nghỉ ngơi. Theo đó, con người không cần phải giám sát các trạm biến áp điện hay máy bơm nước khổng lồ, nhường công việc đó cho các cảm biến và robot tuần tra.

Cùng với đó, các kỹ sư đã nghiên cứu công nghệ điều khiển toàn diện các trụ than hẹp và đá bao quanh đường ở bề mặt làm việc có chiều cao khai thác lớn tại mỏ Hongliulin. Theo đó, mỏ than đã cải thiện độ ổn định của đá xung quanh cột than hẹp 8,5m. Nhờ đó, việc khai thác trơn tru mặt làm việc của cột than cao và hẹp đã làm tăng lợi ích, giảm chi phí khi khai thác than.

Link nội dung: https://tiepthigiadinhvietnam.com/coi-bao-dong-keu-du-an-khoan-sau-640m-dung-thi-cong-gap-nhung-8-phut-sau-nhiem-vu-bat-kha-thi-thanh-cong-lon-kho-bau-lo-dien-a63155.html