Ông bà dặn không sai: 4 vị trí trong nhà càng "trống" càng vượng, con cháu dễ thành tài

Nhà ở không cần quá rộng, chỉ cần "trống" đúng chỗ.

Có những căn hộ diện tích vừa phải nhưng bước vào là mê ngay vì mọi thứ ngăn nắp, gọn gàng như được cân đo đong đếm từ trước. Trái lại, cũng có những ngôi nhà trăm mét vuông nhưng đồ đạc chen chúc, rối mắt. 

Sự khác biệt không nằm ở diện tích mà nằm ở tư duy sắp xếp. Và hóa ra, có những góc trong nhà nếu được để trống hoặc ít nhất là giữ cho gọn gàng thì không chỉ giúp không gian "dễ thở" hơn mà còn làm thay đổi hẳn cảm giác sống.

Đó cũng là lý do người xưa có câu: "Nhà để trống 4 chỗ này, mọi việc thuận buồm xuôi gió".

1. Để trống lối vào

Điểm đầu tiên cần nhắc đến chính là khu vực sảnh ra vào, nơi đầu tiên bạn đặt chân vào nhà mỗi ngày. Nếu vừa mở cửa ra đã thấy la liệt giày dép, túi xách, áo khoác vắt đầy tường thì tâm trạng dù có tốt đến mấy cũng dễ tụt mood. Đó là lý do vì sao sảnh vào nên càng thoáng càng tốt. 

Nếu thiết kế từ đầu, bạn nên đầu tư một chiếc tủ âm tường hoặc tủ kín cao kịch trần để chứa giày và áo khoác, tránh kiểu tủ hở vì dù có sắp xếp gọn đến mấy cũng dễ thành một ổ lộn xộn theo thời gian. 

Ông bà dặn không sai: 4 vị trí trong nhà càng

Với những ngôi nhà không có sảnh riêng, có thể tự tạo không gian bằng cách đặt một chiếc tủ hai mặt hoặc vách ngăn mỏng giữa cửa chính và phòng khách, vừa tạo cảm giác riêng tư, vừa che được sự bừa bộn ở cửa ra vào. 

Một điểm đáng lưu ý nữa là đừng quá trang trí khu vực này bằng các loại móc treo, bảng gỗ, giá đồ dán tường, chúng chỉ đẹp lúc ban đầu nhưng sau vài tháng sử dụng, bạn sẽ thấy chỗ này luôn trong tình trạng quá tải đồ đạc và khó kiểm soát.

Ông bà dặn không sai: 4 vị trí trong nhà càng

Về mặt phong thủy, để trống sản nhà còn lối vào thông thoáng giúp vận khí dễ lưu thông, thu hút năng lượng tích cực cho gia đình. Đồng thời cũng tránh được cảm giác lộn xộn, rối mắt nếu khách đến chơi và dễ dọn dẹp, hạn chế mùi hôi từ giày dép hơn.

2. Để trống sàn bếp

Không gian thứ hai nên để trống chính là sàn bếp. Không ít gia đình có thói quen để nồi niêu, thùng rác, rau củ hay cả các thiết bị điện nhỏ ngay dưới đất vì tiện tay. Nhưng thực tế thì những món đồ đó chỉ làm cho không gian bếp vốn đã nhỏ lại càng thêm chật chội, thậm chí khó lau dọn và dễ mất vệ sinh. 

Ông bà dặn không sai: 4 vị trí trong nhà càng

Thay vì để đồ dưới sàn, bạn có thể tận dụng các ngăn kéo hoặc kệ mở trong tủ bếp. Nếu thiết kế khéo léo, bạn có thể chừa một khoảng đặt xe đẩy nhỏ hoặc thêm vài ngăn mỏng ở phần chân tủ để đựng đồ ít dùng. 

Ông bà dặn không sai: 4 vị trí trong nhà càng

Trong trường hợp không gian bếp hạn chế, hãy tận dụng chiều cao bằng cách lắp kệ treo tường ở những chỗ trống như sau cánh cửa hoặc các góc tường chết. Các thiết bị điện tử như nồi cơm, nồi chiên, lò vi sóng... cũng nên có vị trí riêng trong tủ thay vì để tạm bợ dưới đất hoặc chen chúc trên mặt bếp. Một chút tinh tế trong bố trí sẽ giúp sàn bếp luôn sạch, thoáng và dễ chịu hơn rất nhiều.

Ông bà dặn không sai: 4 vị trí trong nhà càng

Để trống sàn bếp giúp đi lại thuận tiện, nấu nướng không bị vướng víu, tránh tai nạn, dễ lau chùi, hạn chế tích tụ dầu mỡ, thức ăn rơi vãi hay côn trùng. Hơn nữa, bếp là nơi giữ lửa, giữ tài, nếu sàn bếp bị bừa bộn, bít lối đi thì chẳng khác nào chặn mất luồng năng lượng và tài khí chảy trong nhà. Thế nên người xưa với khuyên như vậy để giúp dòng khí (khí vận) lưu thông tốt, thúc đẩy sự hưng vượng trong gia đạo, tránh "hỏa khí" tụ ứ tại một điểm - điều tối kỵ vì dễ sinh bệnh tật, bất hòa.

3. Để trống sàn phòng tắm

Tiếp theo là sàn nhà vệ sinh. Không khó để bắt gặp những nhà tắm lúc nào cũng chất đầy chổi lau, cây gạt nước, chậu rửa mặt và hàng loạt chai lọ tẩy rửa. Không chỉ gây cảm giác lộn xộn, những thứ này còn tạo điều kiện cho ẩm mốc, vi khuẩn phát triển - vốn là điều tối kỵ trong một không gian vốn đã ẩm như nhà tắm. 

Ông bà dặn không sai: 4 vị trí trong nhà càng

Giải pháp rất đơn giản: bạn hãy treo mọi thứ có thể lên tường, đặc biệt là phía sau cửa. Những món như chổi lau nhà hay cây gạt nước hoàn toàn có thể được treo gọn gàng bằng giá dán hoặc móc treo cố định. Chậu rửa mặt cũng không nhất thiết phải đặt dưới đất, bạn có thể tận dụng khoảng trống dưới lavabo để gắn giá đỡ, vừa tiện vừa sạch. 

Ông bà dặn không sai: 4 vị trí trong nhà càng

Nếu muốn nhà tắm trông gọn gàng hơn, đừng ngại đầu tư một chiếc gương tủ để đựng các món đồ chăm sóc cá nhân. Những chai lọ tẩy rửa,thay vì để la liệt trên sàn, hãy sắp xếp gọn trong tủ lavabo. Một không gian nhỏ nhưng sạch sẽ, thông thoáng sẽ khiến việc vệ sinh trở nên dễ dàng hơn, đồng thời tạo cảm giác thư giãn hơn hẳn mỗi khi sử dụng.

Ông bà dặn không sai: 4 vị trí trong nhà càng

Đó là chưa kể theo phong thủy, nhà vệ sinh là nơi có nhiều âm khí, uế khí, nếu bừa bộn, ẩm thấp thì những khí xấu này dễ lan sang không gian sống. Giữ sàn nhà vệ sinh trống giúp khí xấu dễ thoát, không tích tụ, từ đó hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe và vận khí của gia đình.Đây cũng là cách ngăn tà khí và năng lượng tiêu cực trú ngụ trong nhà.

4. Để trống phòng trẻ em

Và cuối cùng cũng là điều mà rất nhiều gia đình dễ mắc phải là bày bừa ở phòng trẻ em. Vì muốn tận dụng diện tích, không ít người chọn giải pháp làm giường tích hợp tủ đồ, bàn học, thậm chí cả kho chứa. Nhưng sự thật là càng tích hợp nhiều, không gian càng trở nên bí bách, thiếu linh hoạt và gây bất tiện cho cả trẻ lẫn cha mẹ. 

Ông bà dặn không sai: 4 vị trí trong nhà càng

Những thiết kế dạng giường hộp hay giường bệt nhìn thì gọn nhưng dùng lâu dài sẽ thấy bất tiện vô cùng. Việc mở nắp giường để lấy đồ chẳng khác gì "nâng cả thế giới", chưa kể đến cảm giác ngột ngạt vì quá nhiều khối gỗ chiếm không gian. 

Phòng của trẻ, tốt nhất nên để trống tối đa trong giai đoạn bé còn nhỏ. Khi chưa cần ngủ riêng, căn phòng hoàn toàn có thể dùng làm nơi chơi đùa, chỉ cần một tấm thảm êm, vài món đồ chơi và góc đọc sách. Đến khi bé cần ngủ riêng, chỉ cần đặt một chiếc giường cỡ nhỏ (1m2) kèm bàn học và tủ sách là đủ. Tủ quần áo nên thiết kế âm tường hoặc kịch trần ngay từ đầu để tránh việc phải tháo dỡ khi bé lớn lên. Không gian thoáng sẽ giúp bé cảm thấy dễ chịu, đồng thời cũng tạo điều kiện để bố mẹ dọn dẹp nhanh hơn và dễ thay đổi khi cần.

Ông bà dặn không sai: 4 vị trí trong nhà càng

Nguồn: Aboluowang

Link nội dung: https://tiepthigiadinhvietnam.com/ong-ba-dan-khong-sai-4-vi-tri-trong-nha-cang-trong-cang-vuong-con-chau-de-thanh-tai-a69699.html