Trong khuôn khổ Triển lãm quốc tế ngành làm đẹp VietBeauty 2025, công ty Bohui Biotech – đơn vị công nghệ sinh học hàng đầu Đài Loan (Trung Quốc) – đã chính thức ký kết hợp tác chuyển giao công nghệ với Viện Thẩm mỹ C&T Lady, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược liên kết quốc tế, đưa các dòng sản phẩm ứng dụng tế bào và exosome vào điều trị thẩm mỹ tại thị trường Việt Nam.
Ông Trịnh Minh Anh, Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo Liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế – Bộ Công Thương phát biểu tại sự kiện.
Phát biểu tại hội thảo chuyên đề "Ứng dụng ngoại bào thể trong y học tái tạo thẩm mỹ", TS. Ho Shih-Ching – Giám đốc nghiên cứu và phát triển Bohui – giới thiệu các kết quả nghiên cứu mới nhất cho thấy exosome có khả năng phục hồi mô tổn thương, kích thích tổng hợp collagen và cải thiện làn da một cách rõ rệt. Công nghệ này hiện được phát triển theo tiêu chuẩn GTP – GMP, từng bước đưa vào sản xuất thương mại và ứng dụng lâm sàng tại các quốc gia châu Á.
Bên cạnh chuyển giao công nghệ, biên bản ký kết giữa hai bên còn bao gồm các nội dung như: phân phối độc quyền dòng sản phẩm exosome và mỹ phẩm thuần chay Anruti, tổ chức huấn luyện chuyên sâu cho đội ngũ chuyên gia Việt Nam, cùng triển khai vận hành hệ thống điều trị da theo mô hình tiêu chuẩn hóa quốc tế.
Bà Emily Phạm, Quản lý dự án VietBeauty – Bà Anita, Fouder& CEO Anruti - BSCKI Hoàng Thị Thùy, Giám đốc Viện thẩm mỹ C&T Lady - Dr. Ho Shin-Ching – R&D Director, Bohui (từ trái qua) tại lễ ký kết biên bản ghi nhớ.
Tiềm năng thị trường và yêu cầu nội địa hóa công nghệ
Theo các nghiên cứu thị trường, ngành mỹ phẩm Việt Nam đạt quy mô 2,4 tỷ USD vào năm 2024 và có thể cán mốc 2,7 tỷ USD vào năm 2027. Tuy nhiên, trên 90% sản phẩm mỹ phẩm hiện vẫn đến từ thương hiệu ngoại, trong khi các doanh nghiệp trong nước còn thiếu công nghệ cốt lõi, nhân lực chuyên sâu và cơ sở kiểm nghiệm đạt chuẩn.
Không gian hội thảo tại sân khấu Triển lãm VietBeauty 2025 – TP Hồ Chí Minh.
Đại diện Bohui Biotech cho biết: "Việt Nam là thị trường giàu tiềm năng, nhưng để triển khai công nghệ sinh học vào thực tiễn, cần lộ trình bài bản: từ khảo sát thị trường – nhập công nghệ – đào tạo chuyên môn – đến nội địa hóa sản phẩm". Đồng thời, phía doanh nghiệp cũng kiến nghị cần hoàn thiện khung pháp lý rõ ràng hơn đối với exosome và tế bào trị liệu – hiện vẫn còn nằm trong vùng "xám" pháp lý.
Nếu được hỗ trợ về cơ chế và đầu tư, thị trường ứng dụng exosome trong ngành làm đẹp có thể đạt giá trị 8,5 tỷ USD tại Việt Nam vào năm 2030 – đại diện Bohui nhận định.
Xây dựng chuỗi giá trị công nghiệp mỹ phẩm sinh học
Tọa đàm: Chính sách, đầu tư và đề xuất mô hình hiệu quả
Bohui Biotech đang triển khai mạng lưới hợp tác với các viện nghiên cứu, trung tâm đào tạo và cơ sở điều trị tại Đông Nam Á nhằm hình thành một hệ sinh thái khép kín: từ nghiên cứu – kiểm định – chuyển giao – sản xuất – đào tạo – vận hành.
Mục tiêu là tạo ra chuỗi giá trị vững chắc cho ngành công nghiệp mỹ phẩm sinh học tại khu vực, đồng thời nâng cao vị thế doanh nghiệp bản địa trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Minh Hằng
Link nội dung: https://tiepthigiadinhvietnam.com/day-manh-ung-dung-cong-nghe-cao-trong-nganh-lam-dep-viet-nam-a71924.html