Quy hoạch Tp.Thủ Đức trở thành đô thị đa trung tâm phía Đông Tp.HCM, tập trung phát triển 11 khu vực

Admin
Theo quy hoạch chung, Tp.Thủ Đức được quy hoạch với tính chất, chức năng là đô thị loại I trực thuộc Tp.HCM, phát triển theo mô hình đô thị sáng tạo, tương tác cao.

Mới đây, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị đã chủ trì Hội nghị thẩm định Quy hoạch chung (QHC) Tp.Thủ Đức, Tp.HCM đến năm 2040.

Theo Báo cáo thuyết minh Đồ án, QHC Tp.Thủ Đức đến năm 2040 gồm toàn bộ địa giới hành chính Tp.Thủ Đức, tổng diện tích đất tự nhiên là 21.156,9ha. Dự báo quy mô dân số đến năm 2040 khoảng 2.200.000 người.

Mục tiêu lập quy hoạch nhằm đề xuất định hướng phát triển phù hợp với cấu trúc, định hướng phát triển không gian của Tp.HCM, vùng Tp.HCM và vùng Đông Nam bộ; đáp ứng mục tiêu Tp.Thủ Đức trở thành một trong những trung tâm kinh tế tri thức, khoa học - công nghệ, tài chính quan trọng của Tp.HCM và quốc gia.

Bên cạnh đó, tạo cơ sở pháp lý cho việc quản lý, phát triển đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và các khu vực trong Tp.Thủ Đức, đảm bảo chất lượng đô thị theo tiêu chuẩn đô thị loại I trực thuộc Tp.HCM.

Quy hoạch Tp.Thủ Đức trở thành đô thị đa trung tâm phía Đông Tp.HCM, tập trung phát triển 11 khu vực- Ảnh 1.

Theo quy hoạch chung, Tp.Thủ Đức được quy hoạch với tính chất, chức năng là đô thị loại I trực thuộc Tp.HCM, phát triển theo mô hình đô thị sáng tạo, tương tác cao phía Đông Tp.HCM; trung tâm phía Đông của Tp.HCM về kinh tế, khoa học kỹ thuật và công nghệ, văn hóa, giáo dục đào tạo.

Đây cũng là đầu mối kết nối khu trung tâm hiện hữu Tp.HCM với Cảng hàng không quốc tế Long Thành; các đô thị, khu chức năng trọng điểm phía Đông của vùng Tp.HCM như Biên Hòa, Nhơn Trạch, Thuận An, Dĩ An, Phú Mỹ, Vũng Tàu.

Cùng với đó, Tp.Thủ Đức tập trung phát triển 11 khu vực trọng điểm nhằm kích thích kinh tế, sáng tạo, đổi mới. Cụ thể: Khu trung tâm tài chính quốc tế Thủ Thiêm; khu vực Cát Lái – Trương Văn Bang; khu đô thị thể dục thể thao Rạch Chiếc; khu vực đô thị thương mại, văn hóa, sáng tạo, tương tác cao Trường Thọ; khu đô thị, công viên Tam Phú; khu hỗn hợp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đào tạo, đô thị Linh Trung;

Quy hoạch Tp.Thủ Đức trở thành đô thị đa trung tâm phía Đông Tp.HCM, tập trung phát triển 11 khu vực- Ảnh 2.

Tp.Thủ Đức có vai trò là hạt nhân trong đổi mới sáng tạo, phát triển hạ tầng số của thành phố và vùng Tp.HCM. Ảnh: Minh hoạ

Giữa bối cảnh quy hoạch, Tp.Thủ Đức đang tạo sức hút trên nhiều phương diện. Trong đó, xu hướng tìm kiếm căn hộ và mua nhà tại khu vực này đã và đang gia tăng trong vài năm trở lại đây, nơi còn nhiều dư địa phát triển và có mật độ phủ xanh cao. Ghi nhận cho thấy, các gia đình trẻ, hiện đại đang có nhiều thay đổi trong lựa chọn chốn an cư cũng như phong cách sống, nhu cầu dịch chuyển từ nội đô về Tp.Thủ Đức sở hữu nhà thoáng rộng, đa trải nghiệm và kết nối tốt ghi nhận tăng nhiệt rõ nét.

Theo ghi nhận, hiện nhu cầu tìm kiếm bất động sản tại P.Tam Phú, quận Thủ Đức (cũ) khá tốt. Nơi đây ngoài việc gần tuyến vành đai 2 đã lên phương án đền bù và chốt thời gian khởi công vào quý đầu năm 2025 thì thông quy hoạch công viên Tam Phú – một trong 6 công viên trung tâm của Tp.HCM nằm trong Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung Tp.HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060 cũng đã tác động đến động thái sở hữu bất động sản tại khu vực.

Khi công viên và tuyến vành đai 2 hình thành, khái niệm về khu trung tâm Tp.HCM là quận 1, quận 3 không còn quá quan trọng với người dân, bởi kết nối, tiện ích và giải trí đều được tận dụng ngay bên. Điều này được kì vọng tác động đến tâm lý sở hữu bất động sản cũng như mặt bằng giá bán của khu vực trong tương lai. Mặc dù có nhiều lợi thế song nguồn cung căn hộ sơ cấp tại P.Tam Phú nói riêng, Tp.Thủ Đức nói chung vẫn khá ít ỏi. Hiện nơi đây chỉ có dự án căn hộ FIATO Uptown của Thang Long Real Group khởi động ra thị trường. Dự án có gần 400 căn hộ, có thiết kế ban công khá rộng rãi, mật độ xây dựng thấp (25%), lại sở hữu vị trí kết nối đa trung tâm trong quy hoạch chung của Tp.HCM nên nhận được sự quan tâm tích cực từ thị trường.

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị cho biết, Tp.Thủ Đức là mô hình mới, đầu tiên, là thành phố trực thuộc thành phố Trung ương, có vai trò, tính chất đặt trong bối cảnh Tp.HCM và địa phương lân cận; đặt trong định hướng của Bộ Chính trị là đô thị sáng tạo. Do đó, cần quy hoạch rà soát, đánh giá lại nhằm khắc phục tồn tại, hạn chế, cần thiết phát triển đặc trưng riêng có của thành phố…

Quy hoạch Tp.Thủ Đức trở thành đô thị đa trung tâm phía Đông Tp.HCM, tập trung phát triển 11 khu vực- Ảnh 3.

Bộ trưởng lưu ý, đơn vị tư vấn, Tp,Thủ Đức tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện nội dung căn cứ lập Đồ án QHC, đảm bảo phù hợp, thống nhất với QHC quốc gia, quy hoạch vùng, QHC Tp.HCM; tập trung rà soát cấu trúc thuyết minh để phù hợp với nhiệm vụ quy hoạch, thống nhất từ bản vẽ, thuyết minh, bản đồ, đảm bảo đồng bộ, chính xác…

Bên cạnh đó, cần đánh giá triển khai quy hoạch; đánh giá kỹ, cập nhật số liệu theo quy định về hiện trạng như: Điều kiện tự nhiên, tổ chức phân bố dân cư, hiện trạng chất lượng đô thị; xác định cấu trúc không gian đô thị, vai trò kết nối trong thành phố, trung tâm TP.HCM, địa bàn lân cận trong vùng Đông Nam bộ…, thể hiện vai trò là đô thị sáng tạo, tương tác cao.

Đối với 11 phân vùng, Bộ trưởng đề nghị làm rõ nguyên tắc để quản lý phát triển; tính khả thi trong tổ chức quản lý; quy hoạch sử dụng đất đảm bảo quy chuẩn quốc gia, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng liên quan.

Ngoài ra, cần làm rõ hơn hành lang bảo vệ vùng nước, các tuyến sông, giữ gìn cảnh quan đặc trưng sông nước của thành phố; chỉ tiêu đất giao thông đô thị; định hình rõ trung tâm hành chính, thương mại, công cộng; chú trọng tổ chức không gian cho các khu vực cửa ngõ…



Quy hoạch chung Tp.HCM hình thành 5 khu vực có vai trò động lực 

Khu vực Đô thị trung tâm (các quận) là khu vực ưu tiên phát triển dịch vụ thương mại, dịch vụ tài chính, du lịch.

Khu vực thành phố Thủ Đức là khu vực ưu tiên phát triển dịch vụ số, đổi mới sáng tạo, dịch vụ tài chính, logistics, công nghiệp công nghệ cao.

Khu vực phía Nam (quận 7 và huyện Nhà Bè) là khu vực ưu tiên phát triển dịch vụ số, đổi mới sáng tạo, vận tải, logistics, công nghiệp công nghệ cao, đô thị sinh thái.

Khu vực huyện Cần Giờ tập trung phát triển kinh tế biển, đặc biệt là cảng trung chuyển và khu thương mại tự do; vận tải logistics, du lịch, đô thị sinh thái biển và năng lượng tái tạo.

Khu vực huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi là khu vực ưu tiên phát triển công nghiệp sạch, công nghệ cao, nông nghiệp ứng dụng cao; dịch vụ, logistics; đô thị sinh thái kiêm kinh tế.