
Vòa tháng 12/1994, đập Tam Hiệp trên sông Dương Tử của Trung Quốc chính thức được khởi công. Đây là con đập lớn nhất thế giới, được làm từ bê tông và thép, có chiều dài 2.355m và đỉnh đập cao 185 mét trên mực nước biển. Công trình đã sử dụng 27,2 triệu mét khối bê tông chủ yếu cho thành đập, 463.000 tấn thép (đủ xây 63 tháp Eiffel), đào 102,6 triệu mét khối đất. Trong đó, thành đập cao 181 mét so với nền đá.
Các hồ chứa của đập Tam Hiệp có diện tích khoảng hơn 1 triệu km2. Đập Tam Hiệp tạo ra sản lượng điện gấp 11 lần so với đập thuỷ điện Hoover khổng lồ của Mỹ. Với sản lượng điện được tạo ra rất lớn, lượng nước của đập đủ khả năng sản xuất 22,5 triệu kilowatt điện, đập Tam Hiệp được cho là cung cấp phần lớn điện cho Trung Quốc. Tổng chi phí của con đập ở Trung Quốc khoảng 37 tỷ USD và chính thức đi vào sử dụng năm 2009.
Theo tờ China Youth Daily, với đập Tam Hiệp, khoảng 1,4 triệu người đã phải di dời khỏi 13 thành phố, 140 thị trấn và 1.350 ngôi làng.
Đáng chú ý, siêu đập Tam Hiệp trước khi chính thức đi vào hoạt động đã phải trải bài bài kiểm tra cuối cùng. Đó là một bức tường bê tông cao, với thuật ngữ chuyên ngành là tường bao ngăn nước, là một phần không thể thiếu để xây thành công đập Tam Hiệp.
Để hoàn thành việc xây dựng Đập Tam Hiệp, các kỹ sư cần phá bỏ một bức tường bao tạm thời được dựng lên để ngăn nước sông Dương Tử, tạo điều kiện cho việc đập chính đi vào hoạt động. Bức tường này rất lớn và kiên cố, đòi hỏi một phương pháp phá dỡ đặc biệt.
Tờ National Geographic cho biết, vào tháng 6/2006, các chuyên gia phá hủy đã sử dụng khoảng 200 tấn thuốc nổ để phá hủy bức tường giống như đê ngăn nước này. Vụ nổ này tạo ra khoảng 186.000 mét khối bê tông đổ nát, nặng khoảng 440.000 tấn. Khi tường báo vỡ vụn, dòng nước ngắn ở phía sau đã được giải phóng. Mặc dù bức tường bao khá gần với công trình đập nhưng việc phá đi không hề làm ảnh hưởng đến công trình chính.
Kỹ sư trưởng Zhang Chaoran của Công ty Phát triển Dự án Tam Hiệp Trường Giang Trung Quốc cho biết, đây là một nhiệm vụ đầy thách thức, nhưng cuối cùng đã thành công, suốt quá trình thực hiện tất cả mọi người đều nín thở đếm ngược. Đáng chú ý, hệ thống kích để phá bức tường bao được thực hiện từ xa thông qua bộ điều khiển với độ chính xác cao và hiện đại vào thời điểm đó.
Theo China Daily, vào những lúc cao điểm, khoảng 26.000 người đã tham gia vào quá trình xây dựng siêu đập Tam Hiệp. Và siêu đập Tam Hiệp cũng được xây dựng bởi nhiều công nghệ vô cùng hiện đại tại thời điểm đó.
Cụ thể, các kỹ sư sử dụng phần mềm mô phỏng để thiết kế và dự đoán hành vi của đập dưới các điều kiện khác nhau, như áp lực nước, động đất, và lũ lụt. Công nghệ này giúp tối ưu hóa thiết kế để chịu được lưu lượng nước lớn. Công nghệ định vị GPS được sử dụng để khảo sát địa hình, lập bản đồ, và giám sát vị trí chính xác của các cấu trúc trong quá trình thi công.
Hơn nữa, đập Tam Hiệp được trang bị mạng lưới cảm biến địa chấn để phát hiện và phân tích rung động từ động đất hoặc áp lực nước. Công nghệ này giúp đánh giá nguy cơ và đảm bảo an toàn trong trường hợp xảy ra động đất. Hay công nghệ giám sát biến dạng thời gian thực sử dụng các cảm biến laser và GPS để theo dõi bất kỳ chuyển động nhỏ nào của đập, đặc biệt trong các đợt lũ lớn.
Ngoài ra, mới đây, Trung Quốc bắt đầu xây dựng siêu đập thủy điện trên một con sông chảy qua Tây Tạng và Ấn Độ, theo AFP. Khi hoàn thành, con đập này có thể lớn hơn đập Tam Hiệp trên sông Dương Tử ở miền trung Trung Quốc. Dự án gồm 5 nhà máy thủy điện với tổng vốn đầu tư lên đến 167,1 tỷ USD. Công trình có thể sản xuất gần 300 tỷ kilowatt giờ (kWh) điện hàng năm, gấp hơn 3 lần đập Tam Hiệp, hiện nay có công suất lắp đặt lớn nhất thế giới là 88,2 tỷ kWh.