Tầm nhìn đột phá và quyết tâm triển khai công viên logistics đầu tiên ở Việt Nam
Công viên Logistics Viettel Lạng Sơn được triển khai từ tháng 7 và chính thức hoạt động vào 11/12/2024, đạt tốc độ hoàn thành kỷ lục sau hơn 4 tháng. Sự hợp tác giữa Viettel Post, tỉnh Lạng Sơn, cùng nhiều bộ ngành liên quan cả phía Việt Nam và Trung Quốc là yếu tố then chốt thực hiện hóa dự án này với thời gian thần tốc.
Dự án nằm tại khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng, trở thành một biểu tượng mới trong ngành logistics Việt Nam. Với tổng diện tích hơn 143,7 ha, với vốn đầu tư gần 3.300 tỷ đồng, đây là trung tâm trung chuyển lớn nhất Việt Nam, đánh dấu bước ngoặt trong việc áp dụng công nghệ cao vào chuỗi cung ứng toàn trình.
Theo ông Tào Đức Thắng, Chủ tịch Tập đoàn Viettel: "Nền tảng logistics thông minh là mảnh ghép cuối cùng trong hệ sinh thái kinh tế số của Viettel. Công viên Logistics Viettel Lạng Sơn chính là minh chứng cho quyết tâm đó". Dự án này được đầu tư không chỉ để giải quyết vấn đề ùn tắc tại khu cửa khẩu Lạng Sơn, mà còn nhằm tăng cường sự kết nối giao thương hàng hóa giữa ASEAN và Trung Quốc.
Trung tâm logistics thường gắn với các khái niệm như cảng cạn hay trung tâm phân phối. Sau khi tham khảo nhiều mô hình tại Úc, Paris, Thái Lan và Trung Quốc, Viettel Post nhận thấy sự tham gia của mình sẽ mang lại một hướng đi mới: xây dựng hệ thống hạ tầng logistics tự động hóa cao, thông minh nhất và ứng dụng công nghệ xanh, bền vững, ông Hoàng Trung Thành, Tổng giám đốc Viettel Post cho biết.
Việc lựa chọn mô hình công viên logistics thể hiện tư duy dài hạn. Đây không chỉ là một trung tâm logistics hiện đại mà còn tạo cảm giác xanh, bền vững, thân thiện với môi trường, phù hợp với định hướng chuyển đổi xanh và chuyển đổi số của Chính phủ. Với quy trình kết nối đồng bộ, công viên logistics đầu tiên của Việt Nam dự kiến giảm thời gian thông quan từ 4-5 ngày xuống chỉ còn 24 giờ.
Theo ông Hồ Tiến Thiệu, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn: "Công viên logistics Viettel một bước đánh dấu phát triển về chất đối với dịch vụ logistics, đặc biệt là đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế cửa khẩu của tỉnh Lạng Sơn. Công viên sẽ góp phần giảm chi phí dịch vụ logistics, tăng sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam cũng như tăng khả năng thông quan và đem lại hiệu quả kinh tế cao, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Lạng Sơn và đất nước".
Năm 2024, tổng kim ngạch tất cả các loại hình hàng hóa qua cửa khẩu của Lạng Sơn đạt khoảng 66 tỷ USD. "Chúng tôi hy vọng công viên logistics Viettel Lạng Sơn vào hoạt động, đến năm 2030, lượng hàng hóa thông quan sẽ tăng gấp 4-5 lần so với trước đây, đạt mục tiêu 6.000 - 8.000 phương tiện một ngày, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế biên mậu của đất nước và tỉnh Lạng Sơn", Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn nhấn mạnh.
Sự đột phát công nghệ của Công viên Logistics Viettel
Không chỉ là một trung tâm trung chuyển hàng hóa, Công viên Logistics Viettel Lạng Sơn còn nổi bật với hệ thống công nghệ hiện đại. Hệ thống kho lạnh, kho ngoại quan, khu kiểm dịch và soi chiếu tự động đã tạo nên đột phá trong việc đảm bảo tính nguyên vẹn của hàng hóa nông sản trong quá trình lưu chuyển. Tổng Giám đốc Viettel Post nói: "Chúng tôi tập trung vào dịch vụ logistics toàn trình, mở ra cơ hội tăng trưởng doanh thu đạt mức tỷ USD."
Đặc biệt, với hệ thống được tự động hóa và số hóa, dự án này không chỉ giải quyết các điểm nhấn trong ứng dụng chuỗi mà còn mở ra tiêu chuẩn mới về hiệu quả và tốc độ. Trung tâm sử dụng công nghệ chiếu tia X-Ray 6 chiều, giúp kiểm tra hàng hóa nhanh chóng và chính xác mà không cần mở thùng xe. Đây là công nghệ tiên tiến, hỗ trợ phát hiện các sản phẩm nguy hiểm, gian lận thương mại và bảo đảm an ninh quốc gia.
Bên cạnh đó, hệ thống robot AGV tự hành và phân loại tự động DWS đã nâng cao khả năng xử lý bưu phẩm lên tới 600.000 đơn/ngày, đáp ứng nhu cầu gia tăng mạnh mẽ của thương mại điện tử. Hay công nghệ AI hợp nhất phân tích luồng thông tin hệ thống, có khả năng nhận dạng số biển và quản lý vị trí đỗ xe tự động, giúp giảm thời gian chờ và tối ưu hóa quy trình tải xuống.
Ngoài ra, công nghệ Digital Twin tại Trung tâm điều hành NOC cho phép giám sát hiệu suất và dự kiến lưu lượng hàng hoá hóa theo thời gian thực, giúp dự đoán lưu lượng và giảm nguy cơ tiềm ẩn trong quản lý vận hành .
Hệ thống quản lý kho thông minh (WMS) ứng dụng công nghệ RFID và IoT giúp kiểm tra tồn tại kho theo thời gian thực, tối ưu hóa không lưu trữ lưu trữ và giảm 25% chi phí quản lý khó. Kết hợp với thông tin TMS nền tảng, công cụ có thể tối ưu hóa quá trình chuyển đổi, giảm 15% chi phí chi phí vận chuyển và nâng cao độ chính xác của thời gian giao hàng.
Theo ông Vũ Quang Khánh, Phó Trưởng Ban phụ trách Ban Quản lý Khu Kinh tế Cửa Khẩu Đồng Đăng: "Mô hình Công viên logistics Viettel giúp giải quyết tình trạng ùn tắc trong cao điểm thu hoạch nông sản, giảm thời gian lưu bãi, và tăng cường luồng hàng hóa thông quan. Việc Viettel Post áp dụng công nghệ vào phát triển, tổ chức với nhiều điểm mới tạo nên những giá trị khác biệt".
Những khách hàng phía nước bạn của Viettel Post cũng đánh giá cao tính đột phá và tiên phong của dự án. Ông Ngô Hồng Vỹ, Chủ tịch HĐQT Công ty Bắc Đầu (tập đoàn có quy mô doanh thu hơn 10 tỷ USD tại Trung Quốc) cho biết: "Chúng tôi rất vinh dự được chứng kiến một bước tiến quan trọng trong giao lưu thương mại Việt – Trung: khai trương Công viên Logistics Viettel ở Lạng Sơn. Công viên này sẽ tăng khả năng đáp ứng nhu cầu thông quan và bàn giao nhanh chóng".