Đã từng tiêu Tết chỉ với 3 triệu đồng, bà mẹ ở Hà Nội chia sẻ: Tiền bao nhiêu không quan trọng, quan trọng là mua gì cho đúng!

Admin
Với Thanh, chỉ cần mua đủ thực phẩm để ăn trong 1 tuần Tết là đủ.

Tết Nguyên đán, từ lâu đã là dịp lễ quan trọng nhất và tràn đầy ý nghĩa đối với người dân Việt Nam. Trong không khí rộn ràng của những ngày cuối năm, mọi người đều mong muốn chuẩn bị thật tốt để đón một cái Tết "đủ đầy" và "no ấm".

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, quan niệm về việc mua sắm Tết đã có những chuyển biến rõ rệt. Không ít người bắt đầu hướng đến suy nghĩ rằng, Tết không nhất thiết phải mua sắm quá nhiều, quan trọng nhất là đủ thực phẩm để sử dụng trong tuần nghỉ Tết. Điều này đã mở ra một góc nhìn mới về sự tiêu dùng thông minh và tiết kiệm trong ngày lễ truyền thống.

Đã từng tiêu Tết chỉ với 3 triệu đồng, bà mẹ ở Hà Nội chia sẻ: Tiền bao nhiêu không quan trọng, quan trọng là mua gì cho đúng!- Ảnh 1.

Thực tế cho thấy, việc mua sắm quá mức không chỉ gây ra lãng phí và áp lực tài chính cho bản thân mỗi người, mà còn tạo nên những hệ lụy không mong muốn cho xã hội. Cảnh tượng người người, nhà nhà đua nhau săn lùng, mua sắm ngày Tết đã không còn xa lạ. Nhiều gia đình coi việc chuẩn bị cho ngày Tết như một cuộc đua, với quan niệm "càng chật nhà càng ấm cúng", hoặc "càng nhiều thực phẩm trên bàn ăn càng thể hiện sự thịnh vượng".

Mua sắm quá nhiều không chỉ làm tăng gánh nặng tài chính mà còn tạo ra vấn đề lãng phí sau Tết. Số lượng thực phẩm mua về nhiều đến mức không thể sử dụng hết, thậm chí phải vứt bỏ, là minh chứng cho thói quen mua sắm không tiết kiệm và không hợp lý. Một số người vay mượn tiền bạc để mua sắm Tết, rồi sau đó phải đối mặt với áp lực trả nợ, tạo nên gánh nặng tinh thần không chỉ cho bản thân mà cả gia đình.

Đã từng tiêu Tết chỉ với 3 triệu đồng, bà mẹ ở Hà Nội chia sẻ: Tiền bao nhiêu không quan trọng, quan trọng là mua gì cho đúng!- Ảnh 2.

Tất nhiên, với mỗi một gia đình và mức kinh tế khác nhau thì áp lực chi tiêu Tết cũng khác nhau. Tuy nhiên, nhìn ở mặt bằng thu nhập ở mức trung bình thấp thì quả thật đôi khi Tết biến thành dịp khiến đầu óc vô cùng càng thẳng.

Trong bối cảnh kinh tế hiện đại, với quỹ thời gian eo hẹp, mọi người thường có xu hướng sử dụng số tiền mình có để mua sắm nhanh chóng và tiện lợi nhất có thể. Tuy nhiên, việc mua sắm cho Tết nên được nhìn nhận trên cơ sở nhu cầu thực tế và khả năng tài chính của mỗi gia đình. Gia đình của Ngọc Thanh (28 tuổi, ở Hà Nội) có 1 con nhỏ đang học lớp 3 là 1 gia đình có mức tu nhập trung bình. Dự tính Tết này, thu nhập từ lương thưởng của 2 vợ chồng sẽ rơi vào khoảng 30 triệu đồng.

Thanh chia sẻ hiện tại cuộc sống khá ổn định nên mức thu nhập của cô và chồng cũng khá khẩm hơn chứ khoảng 5 năm trước thôi, thậm chí có cái Tết cả nhà cô chỉ còn có 3 triệu nhưng Tết vẫn chẳng khác gì so với hiện tại.

Đã từng tiêu Tết chỉ với 3 triệu đồng, bà mẹ ở Hà Nội chia sẻ: Tiền bao nhiêu không quan trọng, quan trọng là mua gì cho đúng!- Ảnh 3.

Với 3 triệu đồng, nhưng Thanh vẫn có thể đón một cái Tết đầm ấm, ý nghĩa bằng cách lựa chọn các món ăn truyền thống, đủ dùng và không cần phô trương. Chẳng hạn, thay vì mua sắm tràn lan, có thể lựa chọn một số món ăn cần thiết như bánh chưng, giò lụa, thịt gà, dưa hành, cùng một số loại quả để bày trên bàn thờ gia tiên, vừa giữ được nét truyền thống, vừa đảm bảo sức khỏe và không gây lãng phí.

Vào năm Tết chỉ có 3 triệu đó thì đúng là cô không tiết kiệm được đồng nào, 3 triệu này sử dùng toàn bộ vào mua sắm Tết. Cụ thể như sau:

1. Thực phẩm Tết: 2 triệu đồng

2. Mừng tuổi: 500.000 đồng

3. Hoa bày ban thờ và 1 ít đồ trang trí, bánh kẹo Tết: 500.000 đồng

Ngược lại, khi hiện tại gia đình có điều kiện kinh tế khá hơn 1 chút thì cô vẫn cho rằng cả năm đi làm vất vả có chút tiền thưởng thì sao cứ nhất định phải tiêu cho hết thì thôi? Sự thông minh trong cách tiêu dùng không chỉ thể hiện qua số tiền bạn chi ra, mà còn qua việc bạn sử dụng số tiền đó như thế nào. Việc chọn lựa những sản phẩm cần thiết, chất lượng, và có kế hoạch tiêu dùng sao cho phù hợp với nhu cầu thực tế sẽ là cách tiêu dùng thông minh trong những ngày Tết.

Ví dụ như năm ngoái, thu nhập Tết của nhà Thanh là 37 triệu thì cô phân bổ chi tiêu như sau:

1. Tiết kiệm: 27 triệu đồng

2. Thực phẩm Tết: 5 triệu đồng

3. Mừng tuổi Tết: 1 triệu đồng

4. Đồ cúng lễ: 1 triệu đồng

5. Cây Tết: 1 triệu đồng

6. Quần áo: 1 triệu đồng

8. Du xuân: 1 triệu đồng

Đã từng tiêu Tết chỉ với 3 triệu đồng, bà mẹ ở Hà Nội chia sẻ: Tiền bao nhiêu không quan trọng, quan trọng là mua gì cho đúng!- Ảnh 4.

Không thể phủ nhận rằng, việc mua sắm cho Tết cũng là cách để mọi người thể hiện lòng hiếu khách và sẵn sàng cho việc đón tiếp khách quý trong những ngày đầu năm mới. Nhưng hiếu khách không đồng nghĩa với việc phải chứng tỏ bằng vật chất.

Sự ấm cúng và niềm vui trong ngày Tết không chỉ đến từ những món ăn thịnh soạn hay những vật phẩm trang trí đắt tiền, mà quan trọng hơn, nó đến từ sự quây quần, sum vầy của các thành viên trong gia đình, từ những câu chuyện đầy ắp tiếng cười và những khoảnh khắc bên nhau quý giá.

Vậy nên, dù bạn có 3 triệu hay 30 triệu để tiêu Tết, điều quan trọng là bạn phải tiêu tiền một cách có ý thức và phù hợp với điều kiện của mình. Đừng để sự mua sắm làm lu mờ đi giá trị đích thực của ngày Tết, đó là sự sum họp và biết ơn.

Chúng ta nên nhìn nhận Tết như một dịp để tái tạo năng lượng, đoàn kết gia đình và củng cố những mối quan hệ xã hội, thay vì coi đó là một cuộc chiến không khoan nhượng về mặt vật chất.

Xét cho cùng, Tết Nguyên đán vẫn là một phần không thể thiếu trong văn hóa Việt Nam và mang đến cho chúng ta cơ hội để suy ngẫm về cuộc sống, con người và những giá trị tinh thần. Hãy cho mình và gia đình một cái Tết vừa đủ, trọn vẹn và ý nghĩa, thay vì một Tết xa hoa nhưng thiếu sự gần gũi và chân thành.