Trong thời đại mà giá cả leo thang từng ngày, câu chuyện về việc quản lý chi tiêu gia đình luôn là chủ đề nóng hổi, đặc biệt với những bà mẹ nội trợ - những "tay hòm chìa khóa" thầm lặng. Gần đây, một mẹ bỉm sữa đã vô tình trở thành tâm điểm chú ý của cộng đồng mạng khi chia sẻ rằng cô chỉ mất 2 triệu đồng mỗi tuần để đi chợ.
Ngay lập tức, bài viết của cô nhận về hàng loạt bình luận trái chiều: Người khen ngợi, kẻ hoài nghi, thậm chí có cả những lời than thở đầy bất ngờ. "Với 2 triệu, nhà mình lo cho cả 6 người ăn đây!" - một cư dân mạng thốt lên, mở đầu cho một cuộc tranh luận sôi nổi về cách chi tiêu khi đi chợ theo tuần.
Một tuần 2 triệu: Mẹ bỉm mua được những gì?
Trong khi xu hướng đi chợ theo theo tuần với 500 nghìn đồng được nhiều chị em nội trợ tham gia hưởng ứng và thử thách thì với số tiền 2 triệu nghe có vẻ "rủng rỉnh" hơn nhiều. Dẫu vậy, tùy thuộc vào mỗi điều kiện cũng như lối sống, mức chi tiêu ăn uống của gia đình khác nhau, việc so sánh đi chợ theo tuần dùng 500 nghìn hay 2 triệu đồng cũng khá khập khiễng. Điều này cũng gây nên nhiều bàn luận của cư dân mạng.
Vậy hãy xem cụ thể, với 2 triệu, mẹ bỉm này đã mua được những gì?






@haan0324
Điều đầu tiên có thể thấy rằng, trong lần đi chợ này, mẹ bỉm này chỉ tập trung vào phần các loại thịt cá. Đối với nhiều người đi chợ theo tuần, đây cũng là một cách giúp đồ ăn tươi ngon. Nhiều mẹ bỉm tâm sự rằng việc rau tươi mua cách ngày sẽ đảm bảo chất lượng, vì rau tươi bảo quản tủ lạnh dễ bị táp, không phải ai cũng biết cách bảo quản giúp rau củ tươi ngon.
Các loại thịt cá, gà sau khi mua về rửa sạch, để ráo cần thấm khô trước khi chia phần nhỏ để bảo quản ngăn đông.




@haan0324
Các loại thịt, sườn, tôm, cá bống dừa, phi lê cá, cánh gà, cá thu đều được chia vào các hộp nhựa riêng biệt để tránh ám mùi lẫn nhau, đồng thời để quản lý số lượng thực phẩm mỗi lần nấu.




@haan0324
Việc sử dụng thêm các loại hộp kích thước nhỏ để chia khẩu phần thực phẩm theo mỗi lần nấu rất quan trọng. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm thời gian mà còn quản lý được định lượng mỗi lần nấu, không bị ảnh hưởng đến phần thực phẩm còn lại.




@haan0324
Đối với các món ăn cần nấu ngay hoặc nấu trong thời gian gần có thể mang ướp gia vị. Còn phần thực phẩm sau khi chia khẩu phần cần đặt ngay vào ngăn đông để bảo quản.




@haan0324
Cộng đồng mạng nói gì?
Sau khi video đi chợ theo tuần với 2 triệu đồng của mẹ bỉm được chia sẻ, cộng đồng mạng nhanh chóng chia thành hai luồng ý kiến trái ngược. Một số người dành lời khen ngợi cho sự đảm đang, khéo léo của cô. "Đúng là siêu nhân! Mình đi chợ cho 2 người mà tuần nào cũng hết gần 2 triệu rồi", một tài khoản bình luận. Những lời tán dương này không chỉ là sự công nhận mà còn là nguồn động viên lớn lao cho những bà mẹ nội trợ đang ngày đêm vất vả vì gia đình.
Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng không thiếu những ý kiến hoài nghi. "2 triệu cho 2 người ăn thế quá giàu rồi?" - một cư dân mạng đặt câu hỏi. Một người khác thẳng thắn bày tỏ: "Với 2 triệu tôi còn phải lo cho 6 người ăn kia kìa!".
Câu chuyện của mẹ bỉm này không chỉ đơn thuần là vấn đề chi tiêu mà còn phản ánh một thực tế sâu xa hơn: Áp lực vô hình mà các bà mẹ nội trợ phải đối mặt trong xã hội hiện đại. Khi chia sẻ cách quản lý tài chính của mình, cô có thể chỉ muốn lan tỏa một kinh nghiệm cá nhân, nhưng vô tình lại trở thành "tấm bia" cho dư luận phán xét. Dù là khen hay chê, tất cả đều đặt lên vai cô một gánh nặng: Phải giải thích, phải chứng minh, hoặc thậm chí phải sống sao cho vừa lòng số đông.
Thực tế, mỗi gia đình có một hoàn cảnh riêng. Với mẹ bỉm này, 2 triệu có thể là giới hạn tài chính mà cô phải thích nghi, hoặc cũng có thể là một lựa chọn chủ động để tiết kiệm cho những mục tiêu lớn hơn.
Dù bạn đứng ở phe khen ngợi hay hoài nghi, không thể phủ nhận rằng câu chuyện này đã khơi dậy một cuộc đối thoại ý nghĩa về chi tiêu, về vai trò của người phụ nữ trong gia đình, và về cách chúng ta định nghĩa sự đủ đầy. Có lẽ, thay vì tranh cãi, mỗi người nên tự hỏi: Nếu đặt vào hoàn cảnh ấy, ta sẽ làm gì với 2 triệu đồng mỗi tuần? Câu trả lời không chỉ phụ thuộc vào tiền bạc, mà còn vào sự khéo léo, tình yêu thương và cả lòng kiên trì làm sao để vun vén cho bữa ăn của gia đình đủ đầy, thơm ngon mà vẫn tiết kiệm.