Hãng xe Trung Quốc vừa vào Việt Nam ra mắt ‘siêu phương tiện’ đối phó với tắc đường: Phạm vi hoạt động 200km, sạc nhanh trong 30 phút

Admin
Hãng xe GAC đã cho ra mắt chiếc eVTOL thứ 2 và dự kiến sẽ được vận hành thử nghiệm trong thời gian tới.
Hãng xe Trung Quốc vừa vào Việt Nam ra mắt ‘siêu phương tiện’ đối phó với tắc đường: Phạm vi hoạt động 200km, sạc nhanh trong 30 phút- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Ô tô bay, taxi bay đang nổi lên như giải pháp trong tương lai để giải quyết tắc nghẽn giao thông, chúng được gọi chung với cái tên phương tiện eVTOL. Thị trường ô tô bay đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ tại thị trường Trung Quốc và vào ngày 18/12, hãng xe GAC đã ra mắt thương hiệu eVTOL mới có tên là Govy (hay Gaoyu), nhắm đến thị trường ô tô bay tầm thấp đang ngày một nở rộ tại thị trường tỷ dân.

Sản phẩm đầu tiên của thương hiệu có tên Govy AirJet đã được ra mắt, là chiếc ô tô bay thứ hai của GAC sau chiếc GOVE. Govy AirJet sẽ bắt đầu nhận được chứng nhận khả năng bay, bố trí dây chuyền sản xuất và mở các đơn đặt hàng vào năm 2025.

Đến năm 2027, GAC có kế hoạch triển khai kế hoạch vận hành thử nghiệm tại hai đến ba thành phố trong Vùng vịnh lớn Quảng Đông-Hồng Kông-Macao. Điều đáng chú ý là đối với các chuyến đi ngắn trong phạm vi 20 km, dịch vụ sẽ được cung cấp bởi xe bay Govy AirCar; trong khi Govy AirJet sẽ cung cấp dịch vụ cho nhu cầu di chuyển trong phạm vi 200 km.

Govy AirJet tiếp tục áp dụng ngôn ngữ thiết kế halo, tương tự như Gove, với tông màu trắng, đen và tím. Hơn 90% cấu trúc được làm bằng vật liệu composite sợi carbon. Một hệ thống cảm biến để điều hướng và tránh chướng ngại vật thông minh cũng có mặt trên phương tiện, đi kèm với hệ thống radar và camera, đơn vị tính toán và hệ thống dẫn đường hợp nhất.

Hãng xe Trung Quốc vừa vào Việt Nam ra mắt ‘siêu phương tiện’ đối phó với tắc đường: Phạm vi hoạt động 200km, sạc nhanh trong 30 phút- Ảnh 2.

Govy AirJet có chiều cao là 2,3 mét. Tốc độ bay tối đa có thể đạt tới 250 km/h. Xe được trang bị hệ thống đẩy phân tán 8 trục, quạt gió ống dẫn điện trực tiếp eDrive 100 kW. Phạm vi hoạt động chính thức của mẫu xe này là 200 km và thời gian sạc nhanh là 30 phút. GAC cũng có kế hoạch trang bị cho Govy AirJet toàn bộ pin thể rắn trong tương lai, cung cấp phạm vi ước tính là 400 km, để hướng đến mục tiêu di chuyển đường dài.

Bên trong, cabin có bố cục 1+1+X, có thể chứa 3 đến 4 hành khách. Hàng ghế đầu tiên được thiết kế là không gian mở, hàng ghế thứ ba là không gian linh hoạt “X”.

Hãng xe Trung Quốc vừa vào Việt Nam ra mắt ‘siêu phương tiện’ đối phó với tắc đường: Phạm vi hoạt động 200km, sạc nhanh trong 30 phút- Ảnh 3.

Phía trước cabin có một màn hình chỉ dẫn dài. Bên hông cũng được trang bị loa, giá để cốc, đèn viền và sạc không dây cho điện thoại di động, tương tự như buồng lái xe.

GAC Motor được thành lập từ năm 1997 và thương hiệu này cũng đã chính thức chào sân thị trường Việt với hai mẫu xe cỡ lớn GAC M8 và GAC GS8.

Ngoài GAC, Changan - một gã khổng lồ ô tô khác cũng đã ám chỉ trong một bài đăng trên WeChat vào ngày 17 tháng 12 rằng họ sẽ tiết lộ kế hoạch của riêng mình về ô tô bay vào ngày 21 tháng 12. Trước đó vào ngày 3 tháng 8, CATL đã ký thỏa thuận với Autoflight để đầu tư độc quyền hàng trăm triệu USD vào nhà sản xuất eVTOL với tư cách là nhà đầu tư chiến lược.

Theo báo cáo phát triển kinh tế tầm thấp của Trung Quốc, đến năm 2030, quốc gia này có thể có 100.000 eVTOL trong các hộ gia đình hoặc taxi hàng không. Báo cáo cho biết, trong khoảng 2-3 năm tới, mạng lưới không lưu và cơ sở dịch vụ bay mặt đất ở các thành phố lớn của Trung Quốc sẽ được hoàn thiện phần lớn và eVTOL sẽ được thương mại hóa với số lượng lớn.

Giá của eVTOL sẽ giảm dần từ mức 10 triệu RMB (1,4 triệu USD) và giá của eVTOL bốn hoặc năm chỗ dự kiến sẽ nằm trong khoảng từ 2 - 3 triệu RMB vào năm 2030.

Báo cáo cho biết, khi các công nghệ mới, bao gồm trí tuệ nhân tạo và tương tác giữa con người với máy móc, được cải thiện và trưởng thành, các công nghệ không người lái sẽ được sử dụng rộng rãi trên các phương tiện bay.

Theo CNC