Không bắt tay, chẳng hề cười: Cuộc sáp nhập ‘cảm lạnh’ của Honda-Nissan, ghét nhau cay đắng nhưng vẫn phải về chung một nhà

Admin
Cử chi gây sốc của cả 3 vị Chủ tịch Honda, Nissan và Mitsubishi trong buổi họp báo tuyên bố sáp nhập kinh doanh mới đây khiến nhiều người đặt câu hỏi.
Không bắt tay, chẳng hề cười: Cuộc sáp nhập ‘cảm lạnh’ của Honda-Nissan, ghét nhau cay đắng nhưng vẫn phải về chung một nhà- Ảnh 1.

Mới đây, cả 3 hãng xe Nhật Bản là Honda, Nissan và Mitsubishi đã có buổi họp báo tuyên bố chiến lược sáp nhập kinh doanh. Thế nhưng không khí của buổi họp báo này bị giới truyền thông đánh giá là "cảm lạnh" khi cả 3 vị Chủ tịch có những cử chỉ khiến người xem bị sốc.

Mặc dù dự kiện thu hút sự chú ý rất đông của giới truyền thông nhưng sự kiện lại khá tẻ nhạt. Cả 2 vị Chủ tịch Honda lẫn Nissan đều có những tuyên bố táo bạo như "Chúng ta cần sự thay đổi", thế nhưng giới truyền thông Nhật Bản đánh giá thái độ của 2 vị Chủ tịch rất gượng ép và những lời tuyên bố khá mơ hồ, mông lung về kế hoạch sáp nhập.

Toàn bộ sự kiện diễn ra trong 70 phút nhưng cả 3 vị Chủ tịch thương hiệu xe nổi tiếng Nhật Bản chưa đưa ra được bất kỳ giải thích hay nội dung chi tiết nào cho cuộc sáp nhập.

Kết thúc buổi họp báo tuyên bố sáp nhập của Honda và Nissan

Bất ngờ nhất là sau khi kết thúc buổi họp báo, cả 3 vị Chủ tịch rời đi mà không hề nở nụ cười, không tỏ ra vui vẻ hay thậm chí còn chẳng thèm bắt tay nhau dù đây là buổi tuyên bố sáp nhập kinh doanh làm ăn. Khi được đề nghị chụp ảnh chung, cả 3 vị giám đốc đều đứng thẳng, đơ cứng và không có một cử chỉ thân thiện nào.

Cuối cùng cho đến khi rời đi, chủ tịch của cả 3 hãng xe đều chẳng thèm có một cái nhìn hay lời chào nào dành cho nhau.

Những động thái trên khiến nhiều người đồn đoán cuộc sáp nhập chỉ là tuyên bố cứu cánh tạm thời khi Honda và Nissan là đối thủ cực kỳ ghét nhau trên thương trường, tuy nhiên buộc phải về chung nhà trước những áp lực từ cổ đông và đối thủ.

Ghét nhau cay đắng

Ngay từ những ngày đầu thành lập, hai hãng Honda và Nissan đã đi theo những con đường phát triển rất khác nhau.

Nissan được thành lập vào năm 1934 bởi Yoshisuke Aikawa, một nhà sáng lập ít tên tuổi đã biến công ty thành một tập đoàn lớn trước Thế chiến II thông qua hàng loạt thương vụ sáp nhập và niêm yết cổ phiếu lần đầu ra công chúng.

Trái lại Soichiro Honda, nhà sáng lập Honda vào năm 1948 thì lại ưa thích phát triển ô tô một mình, căm ghét những liên minh hay liên doanh, coi việc thu mua sáp nhập (M&A) những doanh nghiệp khác chỉ khiến hoạt động sản xuất chậm lại.

Không bắt tay, chẳng hề cười: Cuộc sáp nhập ‘cảm lạnh’ của Honda-Nissan, ghét nhau cay đắng nhưng vẫn phải về chung một nhà- Ảnh 2.

Không bắt tay, chẳng hề cười: Cuộc sáp nhập ‘cảm lạnh’ của Honda-Nissan, ghét nhau cay đắng nhưng vẫn phải về chung một nhà- Ảnh 3.

Không bắt tay, chẳng hề cười: Cuộc sáp nhập ‘cảm lạnh’ của Honda-Nissan, ghét nhau cay đắng nhưng vẫn phải về chung một nhà- Ảnh 4.

Cho đến ngày nay, văn hóa M&A của Nissan để bành trướng đế chế vẫn còn, trong khi Honda thì vẫn trung thành với triết lý của nhà sáng lập là dồn lực phát triển ô tô thay vì nhăm nhe xâm chiếm các doanh nghiệp khác.

Tuy vậy bất kể là đường đi M&A của Nissan hay tập trung làm ô tô của Honda thì đều phải "tuyệt vọng" (Desperation), dù mức độ có khác nhau, trước sức mạnh xe điện giá rẻ Trung Quốc.

Tờ Financial Times (FT) cho hay Nissan và Honda đã bắt đầu đàm phán từ tháng 1/2024 trong các lĩnh vực hợp tác như phần mềm, các bộ phận cốt lõi của xe điện hay trí thông minh nhân tạo (AI) và lái xe tự động.

Vào cuối buổi họp báo chung tháng 3/2024, cả 2 CEO là Uchida và Mide đều từ chối yêu cầu bắt tay của các nhiếp ảnh gia. Theo đánh giá của nhiều nhà phân tích, điều này phản ánh khoảng cách giữa 2 tập đoàn vẫn còn rất lớn khi mối thâm thù hàng thập niên khó lòng dỡ bỏ ngay được, qua đó tạo thêm thách thức cho một cuộc hợp tác thành công trước đối thủ Trung Quốc.

Tuyệt vọng

Theo FT, cả hai hãng xe lớn thứ 2 và 3 Nhật Bản này đều gặp khó khi mở rộng thị phần và giữ được sự cạnh tranh tại Trung Quốc những năm gần đây.

Sau khi bị chậm chân trong mảng xe điện, cả Nissan và Honda đều biết rằng họ không đủ nguồn lực, quy mô để có thể duy trì sự cạnh tranh và vị thế của mình trên toàn cầu trước sự bành trướng từ Trung Quốc.

Với Nissan, tập đoàn này đã phải từ bỏ đối tác liên minh với Renault của Pháp sau 25 năm vì họ đều hiểu rằng chuyện hợp tác sẽ chẳng giúp 2 bên đủ sức tồn tại trước cơn bão xe điện và những quy định mới khắt khe hơn về khí thải.

Giám đốc điều hành Nissan, ông Makoto Uchida thậm chí đã thẳng thắn nói về nhu cầu tìm kiếm đối tác mới trên truyền thông, dù hãng vẫn khẳng định liên minh cùng Renault và Mitsubishi Motors sẽ không hoàn toàn bị hủy bỏ.

Không bắt tay, chẳng hề cười: Cuộc sáp nhập ‘cảm lạnh’ của Honda-Nissan, ghét nhau cay đắng nhưng vẫn phải về chung một nhà- Ảnh 5.

Doanh số bán xe 3 quý đầu năm 2024 (triệu chiếc)

Vào tháng 11/2024, Nissan đã công bố cắt giảm 20% công suất sản xuất và cắt giảm gần 10% lực lượng lao động trên toàn cầu, tương đương 9.000 nhân sự.

Trong khi đó, Honda nhận ra rằng chiến lược đi một mình của mình trước đây không còn khả thi nữa khi phải đối đầu với Trung Quốc nên đã bất ngờ hợp tác với Sony vào năm 2022 để sản xuất xe điện. Hãng cũng liên minh với GM trong lĩnh vực ô tô chạy bằng ắc quy cùng công nghệ tự lái.

Tuy nhiên liên minh này đã phải hủy bỏ kế hoạch phát triển xe điện giá rẻ vào năm 2023 vì không thể đạt mức chi phí hiệu quả bằng thương hiệu Trung Quốc.

Sự thất bại trong liên minh với GM được đánh giá là một đòn giáng mạnh vào CEO Toshihiro Mibe của Honda, người đã từng hùng hồn tuyên bố thay thế dần xe xăng bằng ô tô điện vào năm 2040 khi mới lên nhậm chức vào 3 năm trước.

Hiện tại, Honda vẫn là hãng ô tô triển khai xe điện chậm nhất Nhật Bản, nếu không muốn nói là trên thế giới.

Doanh số bán hàng của Honda tại Trung Quốc trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 11/2024 đã giảm 30,7% so với cùng kỳ năm ngoái, còn Nissan giảm 10,5%.

Trong bối cảnh khó khăn, Honda đã quyết định cắt giảm công suất sản xuất toàn cầu khoảng 500.000 xe, tương đương khoảng 10%. Tập đoàn này cũng lần đầu tiên phải cắt giảm công suất tại các nhà máy ở Trung Quốc, vốn là trung tâm sản xuất lớn nhất của hãng.

Không bắt tay, chẳng hề cười: Cuộc sáp nhập ‘cảm lạnh’ của Honda-Nissan, ghét nhau cay đắng nhưng vẫn phải về chung một nhà- Ảnh 6.

Dù mỗi hãng bán khoảng 4 triệu chiếc ô tô trên toàn cầu mỗi năm nhưng cả Nissan và Honda đều ngạc nhiên trước sự vươn lên của các tập đoàn xe điện nội địa Trung Quốc. Ban đầu phía Nhật Bản chỉ cho rằng đây là bong bóng nhờ sự hỗ trợ của chính phủ và tiền từ ngân sách, nhưng khi ngay cả Elon Musk và Tesla cũng phải dè chừng thì Honda và Nissan mới nhận ra họ đã quá trễ.

Sau khi Châu Âu và Mỹ đặt tiêu chuẩn mới về khí thải, những cái tên như BYD bất ngờ trỗi dậy ngang ngửa với Tesla, chưa kể các ông lớn trong chuỗi cung ứng như CATL đều đến từ Trung Quốc.

Đến tận đây, Honda và Nissan mới nhận ra họ không chỉ thua tại thị trường Trung Quốc mà còn chậm chân quá nhiều trong xu thế xe điện mới trên toàn cầu.

*Nguồn: FT, Fortune, Nikkei, Reuters