Khi tấn công trên mạng ngày càng phổ biến và khó ứng phó hơn, đảm bảo an toàn khi giao dịch trực tuyến trở thành nhu cầu thiết yếu của người dân và doanh nghiệp. Trong đó, bảo hiểm an ninh mạng đang là giải pháp đang được nhiều người quan tâm. Với mức phí bảo hiểm vài ngàn đồng mỗi tháng, người dùng có thể được bảo hiểm số tiền lên tới hàng chục triệu đồng.
Hoàn tất đăng ký mua một gói bảo hiểm an ninh mạng, chị Khánh Vy (33 tuổi, TPHCM) cảm thấy an tâm hơn hẳn. “Nếu chẳng may bị lừa thì ít ra vẫn có cơ hội được bồi thường. Chi phí chỉ từ vài ngàn đồng mỗi tháng thôi”, chị Vy chia sẻ.
Không riêng chị Khánh Vy, nhiều người dùng cũng đã tìm đến bảo hiểm như một “lá chắn” bảo vệ cho số dư tài khoản trước sự tấn công mạnh mẽ của những đối tượng lừa đảo. Ngoài quyền lợi về tài chính, một số gói bảo hiểm còn cung cấp quyền lợi bổ sung cho những tình huống có sự cố sức khỏe.
Đơn cử có thể kể đến bảo hiểm an ninh mạng của Viettel Money. Cụ thể, bên cạnh việc bảo vệ khách hàng khỏi những rủi ro do lừa đảo, các gói bảo hiểm an ninh mạng của Viettel Money còn chịu trách nhiệm chi trả mức chi phí 35 triệu đồng, mức bảo vệ lên tới 100% khi chủ tài khoản gặp bất kỳ rủi ro nào liên quan tới thương tật do tai nạn và chịu chi phí điều trị thương tật do tai nạn.
Đặc biệt, để tăng cường khả năng chủ động bảo vệ cho khách hàng, Viettel Money cũng cho phép mua kèm bảo hiểm ngay khi giao dịch. Với gói này, người dùng sẽ được miễn phí bảo hiểm trong tháng đầu tiên. Các tháng sau, mức phí duy trì chỉ 5.000 đồng/tháng với mức bảo vệ lên tới 50 triệu đồng/năm khi xảy ra sự cố. Vừa qua, Viettel Money đã phối hợp với công ty bảo hiểm để chi trả quyền lợi cho một khách hàng ở Cà Mau bị kẻ gian chiếm đoạt tài sản trực tuyến.
Thực tế cho thấy lừa đảo trên môi trường mạng hiện nay rất phức tạp. Ngoài thủ đoạn và kịch bản tinh vi, lý do khiến nhiều người dùng dễ “sập bẫy” là vì các đối tượng lừa đảo sử dụng nhiều công nghệ hiện đại như: công nghệ trí tuệ nhân tạo Deepfake để tạo video, giọng nói giả mạo nhằm xây dựng lòng tin từ nạn nhân; công cụ tự động (chatbot) để giao tiếp liên tục với nạn nhân; phần mềm chuyên dụng trên máy tính để thực hiện cuộc gọi viễn thông, tiếp cận nhiều người cùng lúc… khiến cho nạn nhân không phân biệt được thật - giả.
Các hình thức phổ biến nhất có thể kể đến như: dụ dỗ, lôi kéo tham gia đầu tư - kinh doanh hứa hẹn lợi nhuận hấp dẫn; giả mạo danh tính cơ quan, tổ chức; lừa thông báo trúng thưởng, khuyến mãi lớn; nhận làm thay thủ tục hành chính hoặc cung cấp dịch vụ giá rẻ…
Khảo sát mới được Ban Công nghệ thuộc Hiệp hội An ninh mạng quốc gia công bố, tổng thiệt hại do lừa đảo trực tuyến gây ra trong năm 2024 ước tính lên tới 18.900 tỷ đồng. Trong đó, cứ 220 người dùng thì sẽ có một người là nạn nhân của lừa đảo trực tuyến, tỷ lệ là 0,45%.