
Cái kết đau lòng sau 3 năm kết hôn
Khi bước vào cuộc sống hôn nhân, có rất nhiều điều xảy ra có thể khiến 2 vợ chồng phải bình tĩnh và suy nghĩ thật kĩ có tiếp tục bước tiếp với nhau được không. Một trong số đó là tranh cãi về tài chính. Nếu 2 vợ chồng thiếu sự tin tưởng dành cho nhau, hoặc sử dụng tiền chung không báo trước - có thể vô tình đẩy cuộc hôn nhân tan vỡ.
Điển hình như trường hợp của người chồng dưới đây. Anh tâm sự cứ tưởng rằng quỹ chung của 2 vợ chồng góp được gần 1 tỷ, đủ để mua đất. Nhưng đến khi anh hỏi thì mới vỡ lẽ khi vợ đã tiêu đến 800 triệu vào những mục đích khác nhau.

Ảnh minh hoạ.
Cụ thể, người chồng tâm sự như sau:
"Chào các bạn, mình nằm vùng trong Vén lâu rồi, thấy đa phần là các bạn nữ lên hỏi vén nhưng hôm nay mình mạn phép được tham khảo ý kiến của tất cả mọi người nhé ạ.
Vợ chồng mình cưới nhau được 3 năm rồi. Hàng tháng lương được bao nhiêu mình đưa hết cho vợ chỉ giữ lại đúng 2 triệu tiêu vặt xăng xe thôi. Bọn mình có sẵn nhà và ở quê chi phí sinh hoạt cũng không đắt đỏ. Mình cũng ít khi hỏi vợ xem để dành được bao nhiêu rồi nhưng từ đầu vợ chồng đã thống nhất với nhau là sẽ tiêu lương của vợ là 15 triệu còn lương của mình 22 triệu nên mình nghĩ cả thưởng tết thì sau 3 năm cũng phải được gần 1 tỷ rồi.
Hôm qua mình bảo vợ bỏ tiền ra chuẩn bị mua 1 mảnh đất gần nhà thì vợ ấp úng bảo không còn đủ tiền, mình cũng ngớ người ra. Sau 1 hồi truy hỏi bằng được thì vợ mình có thừa nhận là cho mẹ đẻ vay cưới em gái 100 triệu, vợ mình đầu tư chứng khoán mất 700 triệu. Và giờ còn lại hơn 100 triệu thôi.
Mình cảm thấy bực mình vô cùng, cũng chỉ vì mình tin tưởng vợ 100% nên mới xảy ra cơ sự này. Mình có dắt vợ về nhà mẹ đẻ vì không thể tiếp tục tin tưởng 1 người vợ như vậy. Khi mình tin ai thì mình không nghi ngờ, nhưng nếu đã làm mất niềm tin với mình 1 lần thì mình vĩnh viễn không tin tưởng trở lại được nữa.
Từ hôm qua đến giờ bố mẹ vợ cũng làm công tác tư tưởng, bố mẹ đẻ mình cũng nói sự đã rồi thì cho vợ mình 1 cơ hội cũng coi như sống vì con. Mình suy nghĩ rất nhiều và cảm thấy không còn niềm tin với người vợ này nữa, nếu có sống với nhau thì cũng sẽ nghi ngờ và không còn niềm tin nữa. Có ai có hoàn cảnh giống mình không ạ và mọi người đã làm như nào cho mình xin lời khuyên với" .

Ảnh minh hoạ.
Bên dưới bài đăng, đã có rất nhiều người dành lời khuyên cho người chồng. Đa số đều thông cảm với sự hụt hẫng của người chồng. Bởi anh vẫn luôn tin tưởng vợ và tưởng rằng đã sắp có được tài sản riêng cho vợ chồng - nhưng vợ lại dùng đến 800 triệu!
Thế nhưng liệu người vợ có sai hoàn toàn hay không?
Thực tế, trong gia đình này đang dùng hết 15 triệu thu nhập của vợ để chi tiêu, và dùng của chồng 22 triệu để tích luỹ. Người vợ hầu như không có khoản tiền riêng, đến khi gia đình bên ngoại gặp khó khăn thì phải dùng đến số tiền chung này - và điều này cũng không đáng trách. Trong số con số gần 1 tỷ kia, thì người vợ cũng bỏ công sức không ít.
Tuy nhiên, con số đầu tư thua lỗ 700 triệu là quá lớn. Và cái sai lớn nhất của người vợ chính là cứ im ỉm làm mà không hề báo cho chồng câu nào. Điều này sẽ gây hụt hẫng và khiến người chồng tổn thương, gây nên tan vỡ trong gia đình.
Chuyện 2 vợ chồng có ly hôn hay không thì cũng không thể nói được, khi cả 2 đã có sự ràng buộc về con cái. Do đó, netizen vẫn khuyên người chồng hãy cố gắng bình tĩnh tâm trạng trước, sau đó tự hỏi bản thân: Có thể tha thứ được cho vợ không? Cần vợ trả lại bao nhiêu tiền trong số tiền chung? Nếu tiếp tục cuộc hôn nhân hay ly hôn sẽ thế nào?...

Ảnh minh hoạ.
Không ai trả lời được chính xác những câu hỏi này bằng người chồng. Và dưới đây là một số bình luận nổi bật dành lời khuyên cho người chồng:
- "Vợ bạn sai không ai bênh. Nhưng sai ở chỗ không báo cho bạn thôi. Lương của vợ 15 triệu, bạn lấy ra tiêu xài chung cho cả gia đình hết, thì lương 22 triệu bạn đưa vợ giữ cũng không thể nói tiền riêng của bạn được. Vợ bạn làm mất thì phần còn lại bạn lấy lại tự giữ. Khi nào vợ trả được thì tốt, không thì sau bạn đưa cổ vợ lại, cứ để vợ lấy lương cô ấy ra chi tiêu bù vào. Vì rõ ràng nếu bạn không bắt vợ bỏ hết 15 triệu lương để chi tiêu thì cô ấy đã có tiền riêng cho gia đình mượn hay đầu tư và không cần sử dụng đến tiền chung rồi. Bạn hiểu ý mình chứ?".
- "Lương thưởng 15 triệu thì tích 3 năm lý tưởng tưởng không tiêu gì cũng chỉ đc 540 triệu thôi. Nếu chỉ nuôi sống bản thân, tính phần chi cho chồng con vào lương của chồng, còn một mình bả cứ cho là 3 triệu/tháng đi, thì phải ngót hơn 100 triệu, tính còn tầm 400 triệu. Vợ làm mất 700 triệu và 100 triệu cho nhà ngoại vay nữa là gấp đôi tiền bả tiết kiệm cho một mình bả rồi còn gì. Tiền đó của chồng chứ ai.
Mà tôi đã tính chi phí gia đình cho chồng rồi đấy. Phân công công việc gia đình thế nào thì chưa rõ để tính công chăm sóc nhưng vẫn là bả cầm tiền của chồng tiêu như phá đó. Đã giữ tiền của người khác thì tiêu sao cũng phải hỏi ý kiến trước, còn muốn tính toán sòng phẳng từng đồng thì tách quỹ ra, lúc đó muốn tiêu sao thì tiêu".
- "Ôi trường hợp chị vợ y như trường hợp của mình đã mắc phải. Mình chỉ kể câu chuyện của mình, chứ không phải bênh vợ bạn đâu. Mong bạn có góc nhìn khác thôi. Chồng mình làm lương gấp đôi anh chồng này, và mình làm lương cũng bằng 1 nửa của chị vợ, tất nhiên chồng mình đưa hết lương của chồng cho mình giữ. Mình không khéo trong chi tiêu và kinh doanh nên đã lỗ vốn, không dám nói với chồng, lấy tiền tiết kiệm chung để bù vào khoản lỗ rồi lại tiếp tục chạy theo kinh doanh sản phẩm mới. Nhưng đời không như mơ nên mình phải vay lãi để bù vào, cộng khoản tiết kiệm chung mình đã đầu tư kinh doanh lỗ mất 1,2 tỷ.
Khi mọi thứ nó như mớ bòng bong thì mình mới dám thú nhận tất cả với chồng. Chồng mình khi đó rất sốc và bọn mình chiến tranh lạnh khoảng 3 tháng. Sau đó mình ngồi nói chuyện, hỏi chồng có còn muốn tiếp tục nữa không?
Bọn mình có tài sản chung là 1 miếng đất trị giá 1,5 tỷ. Mình hỏi chồng nếu muốn ly hôn với mình thì mình sẽ ra công chứng để từ chối tài sản, và con mình nuôi. Mặc dù trong tay mình lúc đó không 1 xu dính túi, cộng lãi 30%/1 năm. Nhưng vì cái tôi cao và không khuất phục trước cái vấp ngã đau đớn đó mình cho anh sự lựa chọn. Vậy mà chồng mình lại lựa chọn ở lại cùng vợ trả nợ, và sau 5 năm bọn mình đã trả hết.
Hiện tại có dư cuộc sống vợ chồng hạnh phúc, con cái có đủ bố đủ mẹ. Mình cũng thấy may mắn vì khi đó chồng mình đã giữ im lặng không nói với ai 1 câu nào về chuyện của mình. 2 đứa cứ dắt díu nhau vượt qua tất cả. Vậy nên bạn hãy hỏi chính bạn xem bạn có còn yêu cô ấy hay không? Có thương con bạn hay không? Và sau này bạn lấy vợ mới, liệu người vợ sau có đối xử tốt với bạn tốt hơn cô ấy hay không? Đàn ông bao dung sẽ luôn có 1 người phụ nữ hết lòng yêu thương bạn ạ. Mong rằng bạn sẽ cho cô ấy 1 cơ hội để sửa sai! "

Ảnh minh hoạ.
Nên góp tiền chung trong gia đình theo tỷ lệ thế nào?
Trong cuộc sống hôn nhân, việc vợ chồng góp tiền vào quỹ chung để chi tiêu là một cách phổ biến để chia sẻ trách nhiệm tài chính. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là nên góp bao nhiêu phần trăm thu nhập của mỗi người để vừa công bằng, vừa đảm bảo các nhu cầu gia đình được đáp ứng?
Ở Việt Nam, nơi vợ thường đóng vai trò "tay hòm chìa khóa", việc góp tiền cần được tính toán dựa trên thu nhập, trách nhiệm, và sự đồng thuận của cả hai.
1. Đánh giá thu nhập của cả hai ngay từ đầuĐể quyết định tỷ lệ góp tiền, vợ chồng cần bắt đầu bằng việc đánh giá tổng quan thu nhập và chi phí gia đình. Hãy ngồi lại, chia sẻ rõ ràng về mức lương, thu nhập phụ (như làm thêm, đầu tư), và các khoản chi cố định như tiền nhà, điện nước, thực phẩm, học phí con (nếu có).
Ví dụ, nếu vợ kiếm 15 triệu/tháng, chồng kiếm 25 triệu/tháng, tổng thu nhập là 40 triệu, và gia đình chi 30 triệu/tháng, việc góp tiền nên dựa trên tỷ lệ thu nhập của mỗi người. Sự minh bạch này giúp cả hai hiểu rõ nguồn lực và tránh cảm giác bất công khi một người góp nhiều hơn nhưng chi tiêu lại không cân xứng.
2. Nên đề xuất tỷ lệ góp theo tỷ lệ thu nhậpMột cách công bằng và phổ biến là vợ chồng góp tiền vào quỹ chung theo tỷ lệ phần trăm thu nhập của mỗi người, thay vì góp đều 50/50. Ví dụ, nếu chồng kiếm 25 triệu (chiếm 62,5% tổng thu nhập) và vợ kiếm 15 triệu (37,5%), họ có thể góp lần lượt 60-65% và 35-40% thu nhập của
Cách này đảm bảo người kiếm ít hơn không bị áp lực quá lớn, trong khi người kiếm nhiều hơn thể hiện trách nhiệm tương xứng. Vợ thường giữ và quản lý quỹ chung này để phân bổ cho sinh hoạt, phù hợp với vai trò truyền thống.

Ảnh minh hoạ.
Ngoài tỷ lệ góp tiền, vợ chồng cần thống nhất về trách nhiệm quản lý quỹ chung. Vợ có thể phụ trách các khoản chi tiêu hàng ngày như thực phẩm, hóa đơn, hoặc chăm sóc con, trong khi chồng có thể đảm nhận các khoản lớn hơn như tiết kiệm, đầu tư, hoặc trả góp (nếu có).
Để tránh chồng cảm thấy bị "tước" quyền tài chính, hãy dành một phần quỹ chung (ví dụ, 20%) cho các mục tiêu mà chồng quản lý, như quỹ dự phòng hoặc mua sắm lớn. Tỷ lệ góp có thể điều chỉnh nếu một người tạm nghỉ làm – như vợ nghỉ sinh con – lúc đó chồng có thể tăng tỷ lệ góp lên 80-100% thu nhập của mình để hỗ trợ gia đình.
4. Giữ khoản riêng để giữ tự do cá nhânDù góp tiền vào quỹ chung, mỗi người vẫn nên giữ một phần thu nhập để chi tiêu cá nhân, đảm bảo sự tự do và tránh cảm giác phụ thuộc. Sau khi góp theo tỷ lệ (chẳng hạn 70% thu nhập), phần còn lại (30%) có thể dùng cho sở thích riêng như mua quần áo, giải trí, hoặc hỗ trợ gia đình nội/ngoại.
Ví dụ, nếu vợ góp 10 triệu từ lương 15 triệu, cô ấy giữ 5 triệu; chồng góp 17 triệu từ lương 25 triệu, anh ấy giữ 8 triệu. Cách này giúp cả hai thoải mái trong khuôn khổ, đồng thời giảm xung đột khi một người muốn chi tiêu cho nhu cầu cá nhân mà không cần "xin phép" quỹ chung.
5. Sự đồng lòng của cả 2 vợ chồngCuối cùng, việc góp tiền theo tỷ lệ phần trăm cần đi đôi với sự thỏa thuận và linh hoạt. Hai vợ chồng nên thảo luận định kỳ – như mỗi 6 tháng – để xem tỷ lệ góp có còn phù hợp khi thu nhập thay đổi, chi phí tăng (như thêm con), hoặc có mục tiêu mới (như mua nhà).
Nếu vợ thấy quản lý quỹ chung quá áp lực, có thể giảm tỷ lệ góp của mình và chuyển một phần trách nhiệm cho chồng. Ngược lại, nếu chồng muốn tiết kiệm nhiều hơn, cả hai có thể tăng tỷ lệ góp lên 80% mỗi người. Sự đồng lòng này không chỉ giúp tài chính ổn định mà còn củng cố niềm tin, biến việc góp tiền thành biểu hiện của sự sẻ chia và trách nhiệm trong hôn nhân.