Con số đó khiến bản thân vợ chồng chị Thanh vô cùng ngạc nhiên.
"Trong năm 2024, thu nhập của 2 vợ chồng tôi đều không tăng. Cái chính là vợ chồng tôi rèn được thói quen tiết kiệm tốt hơn", chị Thanh bật mí.
Có lẽ, đọc đến đây, nhiều người đã rất tò mò về cách tiết kiệm của vợ chồng chị Thanh. Thực tế, không có nhiều người tuân thủ được các thói quen tiết kiệm dù mục tiêu đã bày ra trước mắt. Dễ hiểu, không phải ai cũng sẵn lòng cắt giảm chi tiêu hay bỏ bớt nhu cầu sống của mình.
1. Nhận thức được thực tế, chúng ta không thể vừa muốn ăn ngon - mặc đẹp - mua sắm nhiều, lại vừa muốn tiết kiệm
Nếu muốn tiết kiệm tiền, bạn không thể mua nhiều quần áo như ý muốn. Nhưng hãy thử chậm lại và suy nghĩ thêm 1 chút, chúng ta - những người bình thường thực sự không cần nhiều quần áo.
Tương tự, nếu muốn tiết kiệm tiền, bạn không thể hàng ngày đều đi ăn nhà hàng, thưởng thức các món ngon đắt tiền. Nhưng mặt khác, nếu bạn nghĩ lại thì sẽ thấy việc ăn ít hơn có thể giúp bạn kiểm soát được vóc dáng của bạn, đây không phải là điều xấu. Suy cho cùng, việc nghĩ cách giảm cân sau khi ăn lại rắc rối hơn.
2. Nếu bạn dễ bị cuốn vào cám dỗ, hãy lướt mạng ít hơn
"Hãy cố gắng đừng mở bất kỳ ứng dụng mua sắm nào. Ngoài ra, bạn cũng đừng đến trung tâm mua sắm, siêu thị hoặc cửa hàng tiện lợi ngoại tuyến trừ khi cần thiết. Tóm lại là, khi bạn không nhìn thấy thì ham muốn mua sắm sẽ không bị kích thích", chị Thanh cho biết đó chính là cách mà chị đã áp dụng để bỏ việc mua sắm thiếu suy nghĩ.
"Hãy dành thời gian và sự quan tâm để làm những việc khác có ý nghĩa hơn", chị Thanh nói thêm.
3. Đừng so sánh và cũng đừng lo lắng về bản thân mình
1 tháng, số tiền bạn kiếm và bạn tiết kiệm được là bao nhiêu? Dù con số là bao nhiêu thì cũng đừng quá khắt khe với bản thân. Đừng so sánh bản thân với những người khác. Chỉ cần so sánh với chính mình của ngày hôm qua là được.
"Trước đây tôi không có thói quen tiết kiệm tiền, nhưng bây giờ tôi đã biết cách và nỗ lực làm điều đó mỗi ngày. Đây chính là sự tiến bộ", chị Thanh cho hay.
Hãy đi theo tiến trình của riêng bạn, đừng so sánh, cũng đừng lo lắng để đạt được thành công nhanh chóng. Thời gian sẽ làm phần còn lại.
4. Thiết lập bảng theo dõi cho các món đồ đã mua
"Tôi thích treo tất cả quần áo theo mùa vào tủ thay vì xếp chúng vào tủ, chỉ để dễ hình dung hơn. Đồng thời, tôi luôn cập nhật danh sách những món đồ mình đã mua vào bảng excel để theo dõi. Bằng cách này, tôi luôn biết rõ mình có những bộ quần áo và mặc luân phiên chúng với nhau, không để lại món nào bị sót lại góc tủ", chị Thanh bật mí.
Cách này không chỉ được áp dụng với quần áo mà còn dùng cho việc lưu trữ các hàng hóa như sản phẩm chăm sóc da và nhu yếu phẩm hàng ngày. Bằng cách này, bạn có thể biết rõ mình còn bao nhiêu hàng và liệu bạn còn cần mua nữa không?
5. Đặt mục tiêu tiết kiệm theo từng giai đoạn
Nếu bạn muốn tập thể dục, trước tiên hãy đăng ký thẻ thể dục. Nếu bạn muốn học, trước tiên hãy mua một chiếc máy tính bảng hoặc đăng ký một khóa học. Nếu bạn muốn giữ tài khoản và tiết kiệm tiền, trước tiên hãy mua một loạt sách quản lý tài chính do các blogger giới thiệu... Có phải bạn cũng đã nghe và đang làm theo những lời khuyên này?
"Sau một thời gian, tôi nhận ra rằng tiêu tiền không có nghĩa là tôi có thể phát triển những thói quen tốt. Hãy đặt mục tiêu theo từng giai đoạn và cân nhắc đầu tư nhiều hơn sau khi đạt được mục tiêu đó", chị Thanh nói.
6. Kiên trì tiết kiệm
Tiêu tiền là một trải nghiệm và tiết kiệm tiền cũng là một trải nghiệm.
Đối mặt với cuộc sống tiết kiệm tiền theo tâm lý trải nghiệm (thậm chí tận hưởng cuộc sống tiết kiệm tiền), bạn sẽ có nhiều ý tưởng mang tính khám phá sáng tạo mà không hề cảm thấy bí bách, khó thở.
"Thực ra ra bạn có thể có rất nhiều hạnh phúc mà không cần tiêu tiền. Việc duy nhất bạn cần chỉ là kiên trì thực hiện mọi thứ mà thôi", chị Thanh chia sẻ.
Tất nhiên, tiết kiệm tiền không phải là mục đích mà nó chỉ là cách để cuộc sống của bạn sau này có thể an toàn hơn, tự do hơn, bớt lo lắng hơn về mặt tài chính.