Tổng thu nhập 92 triệu, biếu nhà chồng 5 triệu
Mới đây, dòng tâm sự của một người vợ đã nhận được nhiều sự chú ý trong group chi tiêu. Người vợ cho biết cô lấy chồng là em út trong gia đình, trên có anh trai. Sau khi cưới, cặp đôi ở lại Hà Nội lập nghiệp, mỗi tháng về quê 1 lần. Ở dưới quê thì bố mẹ ở 1 nhà riêng, anh trai ở 1 nhà riêng ngay bên cạnh. Cả 2 nhà đi cổng chung và ăn uống chung.
Trước đó, toàn bộ chi phí ăn uống và sinh hoạt hàng ngày do chị dâu lo. Vợ chồng chủ tus về ngày nào thì tự giác mua đồ ăn ngày đó, giỗ chạp hay sinh nhật... đều 2 chị em bàn bạc mua bán chung. Thi thoảng, 2 vợ chồng cũng biếu bố mẹ chồng mấy đồng để ông bà đi cỗ bàn, mua thuốc bổ, mua sắm đồ trong gia đình...

Ảnh minh hoạ.
Tuy nhiên, sự việc bắt đầu có phát sinh khi anh chị chồng muốn ra ở riêng.
Cô vợ cho hay: " Đợt này ông bà bảo cho anh chị ra ăn riêng. Vợ chồng em có đề xuất là sẽ đóng điện nước cho ông bà. Và lo chi phí sinh hoạt hằng ngày cho ông bà luôn vì ông bà không có lương hưu. Em đề xuất với chồng là biếu ông bà 5 triệu, điện nước + gia vị + giặt xả em lo toàn bộ. Ngày nào về thì 2 vợ chồng tự đi chợ, mua bán ăn uống ngày đó.
Chồng em thì mong muốn biếu 8 triệu và cũng lo toàn bộ các thứ. Nếu dư giả thì em cũng muốn gửi ông bà theo ý của chồng. Nhưng năm nay khó khăn quá, kinh tế nhà em giảm 1/3 so với năm ngoái. Và nhà em cũng đang trong quá trình tiết kiệm để làm IVF. Em thực sự cũng cắt giảm các khoản rất nhiều và cũng cố gắng có thể phụ giúp ông bà một chút. Chứ em biết 5 triệu hay 8 triệu của em cũng chẳng là bao.
Chúng em cũng chưa có ý định về quê ở đó. Phận làm con lấy chồng theo chồng, ý kiến phụ ông bà 5 triệu của em có ích kỉ quá không các chị?".

Ảnh minh hoạ.
Bên dưới bài đăng, người vợ cũng tâm sự thêm về điều kiện tài chính của gia đình mình. Lương của chồng là 80 triệu/tháng, còn vợ là 12 triệu/tháng. Hiện, cặp đôi vẫn chưa mua nhà và khó con, nên hành trình làm IVF sẽ còn tốn kém và kéo dài trong thời gian tới.
Hiện tại, tình hình chi tiêu trong gia đình đang là 20 triệu/tháng. Người vợ tâm sự thêm: "Chồng mình cứ nghĩ 1 tháng đưa vợ 70-80 triệu là rất lớn và chi phí không đáng bao nhiêu. Nhưng chúng em chưa con cái, tháng nào cũng vén trên vén dưới, vén trước vén sau. Mỗi 5 triệu với 8 triệu thôi mà chưa gì chồng đã nhắc khéo vợ là chi tiêu đừng so đo quá để cho cuộc sống thảnh thơi.".
Người vợ cũng cho hay vì không thống nhất được biếu nhà chồng 5 hay 8 triệu, mà 2 vợ chồng đang lục đục với nhau.

Ảnh minh hoạ.
Bên dưới bài đăng, đã có nhiều bình luận đóng góp ý kiến cho cặp vợ chồng. Đa số đều khuyên cô vợ nên có cuộc nói chuyện thẳng thắn với chồng. Đa số cho rằng 5 triệu biếu bố mẹ ở quê thì cũng khá ổn, nếu 2 ông bà vẫn còn khoẻ và không có nhu cầu chi tiêu nhiều. Song, khi con trai có mức thu nhập cao như vậy thì biếu bố mẹ 8 triệu/tháng cũng vẫn ổn.
Tuy nhiên, cặp vợ chồng vẫn còn gánh nặng mua nhà và hành trình tìm con - toàn những khoản phải chi tiêu nhiều. Thế nên, có thể nói trước tình hình này với ông bà, rồi nếu trong thời gian tới có phải cắt giảm tiền gửi cho ông bà thì cũng mong ông bà thông cảm.
Dưới đây là một số góp ý nổi bật:
- "Làm lương 70-80 triệu/tháng mà muốn biếu ba mẹ 8 triệu/tháng khó vậy sao. Bạn nên khuyến khích chồng tính toán mua tài sản, mua nhà,… để có tài sản chung đồng thời ủng hộ chồng chăm lo cha mẹ. Như vậy chồng bạn sẽ nể và yêu bạn hơn. Ngày trước mình là người làm ăn được nhất trong gia đình nên chỉ 1 mình mình lo và cho tiền ba mẹ. Mình hạnh phúc cực kì và thấy biết ơn rất nhiều. Bây giờ anh chị mình làm ăn tốt hơn thì mình mới giảm phần cho lại, và anh trai mình cũng lo toàn phần cho ba mẹ mình, muốn gì cũng có. Nếu cho quá nhiều so thu nhập thì ý kiến được, đằng này 8/80 triệu thì mình nghĩ cho chồng thoải mái đi bạn ạ."
- "Đừng tách ra ăn ra với điện nước gì cả. Đưa tổng một cục 6 triệu rồi chấm hết. Họ chỉ biết bạn đưa 5 triệu chứ không nhớ cái mua thêm đâu. Ai hỏi họ nói đưa 5 triệu chứ không nói 7 triệu mặc dù bạn phải bỏ ra 7 triệu. Hỏi thật chồng bạn: Bố mẹ bạn cũng nuôi bạn mấy chục năm vậy tháng biếu bao nhiêu? Đừng nghĩ bố mẹ chồng cho đất nên phải biếu nhiều. Mình chỉ tin những gì đã đứng tên mình thôi, không tin lời hứa. Nếu là mình, mình không tính chuyện khi mình chưa làm dâu, đó là việc của nhà họ, lúc đó không liên quan tới mình. Giờ mình biếu 2,5 triệu/tháng còn số 5-6 triệu còn lại mình tích góp mua đất ở quê đứng tên mình. Không cần trông chờ vào đất của ai cả."
- "5 triệu cố định và các khoản khác kia nữa thì vào cũng phải 7-8 triệu. Bạn chưa con cái, chưa nhà cửa, còn dành tiền làm IVF nữa thì đưa 5 triệu là được rồi. Ông bà ở quê, nhu cầu tiêu cũng không quá nhiều đâu bạn ạ. Bên cạnh còn có anh trai chồng nữa cơ mà. Nhà bạn biếu ông bà tháng 7-8 triệu như vậy là quá tuyệt rồi, còn tuỳ vào hoàn cảnh của mình nữa. Con đường IVF còn rất dài đấy, nhiều nhà may mắn thì mất 200-300 triệu thôi. Nhưng có nhà mất hơn tỷ mới tìm được con đấy. Kể cả khi có bầu rồi sử dụng rất nhiều loại thuốc nội tiết đắt tiền lắm và nhiều chi phí kèm theo không đơn giản như có thai tự nhiên đâu" .
Nên biếu gia đình 2 bên thế nào cho hợp lý?
Việc biếu tiền hoặc quà cho gia đình nhà chồng và nhà ngoại là cách thể hiện lòng hiếu thảo, sự quan tâm, và giữ gìn mối quan hệ gia đình. Tuy nhiên, với các cặp vợ chồng, đặc biệt ở thành phố lớn như Hà Nội hay TP.HCM, áp lực tài chính từ sinh hoạt, tiết kiệm, và trách nhiệm gia đình có thể khiến việc quyết định "biếu bao nhiêu" trở thành bài toán khó. Biếu quá ít sợ bị đánh giá, biếu quá nhiều lại ảnh hưởng ngân sách gia đình.

Ảnh minh hoạ.
Để quyết định số tiền biếu, vợ chồng cần xem xét tổng thu nhập và chi tiêu hàng tháng, đảm bảo không ảnh hưởng đến nhu cầu thiết yếu và mục tiêu tiết kiệm. Ví dụ, nếu thu nhập chung là 40 triệu đồng/tháng, chi tiêu sinh hoạt (nhà, ăn uống, đi lại) chiếm 20 triệu đồng, và tiết kiệm 8 triệu đồng, còn lại 12 triệu đồng cho các khoản linh hoạt. Từ đây, có thể dành 10-15% thu nhập (4-6 triệu đồng) cho việc biếu hai bên gia đình.
Mẹo tài chính: Lập bảng chi tiêu hàng tháng, ưu tiên quỹ tiết kiệm (20% thu nhập) và quỹ dự phòng (3-6 tháng chi phí sinh hoạt) trước khi phân bổ cho biếu tặng. Cách này giúp vợ chồng biếu trong khả năng, tránh căng thẳng tài chính.
2. Thỏa thuận tỷ lệ biếu công bằng giữa hai bên gia đìnhVợ chồng cần thảo luận để thống nhất tỷ lệ biếu cho nhà chồng và nhà ngoại, đảm bảo công bằng và tránh hiểu lầm. Nếu một bên có nhu cầu đặc biệt (như bố mẹ ốm, cần hỗ trợ nhiều hơn), có thể điều chỉnh tạm thời, như 60/40 (3,6 triệu đồng cho nhà ngoại, 2,4 triệu đồng cho nhà chồng), nhưng phải minh bạch với nhau. Cặp vợ chồng nên ghi lại thỏa thuận và thông báo trước cho cả hai bên gia đình vào dịp Tết hoặc cuối năm để tránh kỳ vọng bất ngờ.
3. Điều chỉnh theo dịp và nhu cầu thực tếSố tiền biếu nên linh hoạt theo dịp (Tết, sinh nhật, lễ) và nhu cầu thực tế của hai bên gia đình. Ví dụ, vào Tết, vợ chồng có thể biếu mỗi bên 5-10 triệu đồng (tùy thu nhập), còn các tháng thường chỉ 1-2 triệu đồng hoặc quà thiết thực (thực phẩm, đồ dùng).
Nếu bố mẹ cần hỗ trợ lớn, như chi phí y tế 20 triệu đồng, hãy xem đây
4. Kết hợp quà tặng và tiền để tăng ý nghĩaThay vì chỉ biếu tiền, vợ chồng có thể kết hợp quà tặng thiết thực để vừa tiết kiệm vừa tăng giá trị tình cảm. Ví dụ, thay vì biếu 3 triệu đồng, có thể tặng 2 triệu đồng kèm giỏ quà sức khỏe hoặc đồ dùng gia đình
Bạn có thể tận dung mua quà trong các đợt giảm giá (cuối năm, Black Friday) để tiết kiệm 20-30%, và chọn quà phù hợp nhu cầu bố mẹ, như máy đo huyết áp cho người lớn tuổi. Cách này giúp vợ chồng thể hiện lòng hiếu thảo mà không tốn kém quá nhiều.
5. Duy trì giao tiếp và minh bạch với gia đìnhĐể tránh hiểu lầm hoặc áp lực từ hai bên gia đình, vợ chồng cần giao tiếp rõ ràng về khả năng tài chính và ý định biếu tặng. Chẳng hạn, nếu thu nhập giảm (từ 40 triệu xuống 30 triệu đồng/tháng), hãy giải thích chân thành và điều chỉnh số tiền biếu (từ 5 triệu xuống 3 triệu đồng/tháng).
Gia đình nên thảo luận định kỳ với nhau (mỗi 3-6 tháng) để đánh giá lại số tiền biếu, và nếu cần, nói chuyện trực tiếp với bố mẹ để thống nhất kỳ vọng.